![]() |
Hiện trường vụ việc ở phố Hàng Bài (Hà Nội) được phong tỏa. Ảnh: HẢI NAM (Zing.vn). |
Nghi phạm Mai Xuân Thái, 40 tuổi, làm nghề kinh doanh, đã qua cơn nguy kịch sau nhát dao tự vẫn. Hiện tại, vụ án đã được khởi tố, những mức án cho hành vi giết người man rợ của nghi phạm cũng được nhiều luật sư nhắc tới.
Vụ việc đáng chú ý ở chỗ, Thái chính là một trong những tình nguyện viên gắn phao trên cầu Vĩnh Tuy cách đây ít lâu. Hành động của Thái cùng những tình nguyện viên khác là để mong cứu được những người có ý định tự vẫn. Đồng thời, những chiếc phao trên cầu như nhắc nhở những ai trong phút giây sụp đổ tinh thần rằng luôn có người trong xã hội này quan tâm tới họ.
Thái, trên Facebook, luôn thể hiện mình là một người lạc quan, tích cực. Thái tập yoga, bơi rất chăm chỉ. Nhiều động tác yoga của Thái được dân tập đánh giá là tư thế khó, đòi hỏi cả kỹ thuật và sức khỏe đều phải rất tốt. Mọi điều về cuộc sống cá nhân trên Facebook của người đàn ông này xem chừng là viên mãn, đủ đầy.
Và, thật khó để hình dung, một người mấy tháng trước lo cho những người nhảy cầu lại trở thành một tên tội phạm với hành vi giết người man rợ cùng với việc tự tay muốn kết liễu cuộc đời mình. Nguyên nhân ban đầu được cơ quan chức năng dự đoán có thể do ghen tuông.
Một tên tội phạm tước đoạt mạng sống của người khác, dù với động cơ gì, thì đều đáng bị lên án. Không một lý do gì có thể cảm thông cho hắn. Song, trong câu chuyện này, điều người viết muốn hướng tới là thử lần lại các diễn biến tâm lý của Thái để cho thấy những bài học về hành vi con người mà chúng ta có thể tránh.
Đáng chú ý nhất, trên Facebook của Thái đã chia sẻ rất nhiều truyện ngôn tình. Ở đó, chuyện tình yêu được cực đoan hóa, chiếm đoạt hóa rất trầm trọng. Và phần nào, có thể vì những thứ ngôn tình cực đoan, Thái càng khó buông khi chuyện tình của mình không được như ý.
Ai trong tình cảnh thất tình cũng buồn chán, thất vọng và cay đắng. Ai trong đời cũng ít nhiều thấu hiểu cảm xúc mất mát khi chuyện tình tan vỡ. Ai cũng hiểu và cảm thông nếu nỗi đau đó chỉ chuyển hóa thành những giọt nước mắt, những cuộc rượu quên tháng ngày. Và chỉ dừng lại ở đó, mà thôi.
Nhưng khi Thái đã mang sẵn dao trong người, tấn công nạn nhân rồi tự tử cũng cố gục lên xác nạn nhân như một cái kết đầy bi ai ngôn tình, đó là điều không thể chấp nhận. Thái đã tập luyện, đã làm tình nguyện viên cho các hoạt động tích cực. Nhưng bản thân Thái cũng nạp quá nhiều những câu chuyện dẫn tới nhận thức lầm lạc, độc hại.
Và cái kết là một tấn thảm kịch không phải của riêng hắn, mà cả của nạn nhân và gia đình nạn nhân; của con cái hắn - những đứa trẻ vô tội; và của cả bố mẹ hắn - những người yêu thương hắn vô điều kiện - nhưng giờ đây phải chịu những lời phán xét cay nghiệt từ xã hội.
Họ tới đây cũng phải đối mặt với những nỗi đau khổ và cực nhọc khi tham gia những phiên xét xử, hay thăm tù (nếu có). Họ không đáng phải bị lôi vào vòng xoáy bi thương này chỉ bởi vì một đứa con muốn “chết cùng người tình”.
Truyện ngôn tình đã từng bị kiểm duyệt rất gắt gao sau nhiều phản ánh của báo chí về những nhận thức độc hại mà loại truyện này truyền bá. Nhưng internet và mạng xã hội khiến những hàng rào kiểm duyệt trở nên khó khăn vô cùng. Một người đàn ông 40 tuổi cũng bị nghiền rồi phần nào bị ảnh hưởng bởi thể loại này, thử hỏi, những đứa trẻ, những thanh thiếu niên mới lớn sẽ còn ảnh hưởng tới mức nào?
Những câu chuyện tình yêu không xấu. Nó là đề tài của văn học ngàn đời. Nhưng truyện ngôn tình với nội dung tuyệt đối hóa, cực đoan hóa tình yêu và lệch lạc tình yêu kèm sự chiếm hữu vĩnh cửu là điều cần lên án và ngăn chặn.
Sẽ là quá sớm và dễ dãi nếu bảo Thái giết người vì đọc nhiều ngôn tình. Nhưng cũng không phải không có căn cứ khi thấy rằng, ngôn tình phần nào cũng khiến nghi phạm đối diện với những việc bất toại nguyện trong tình ái cực đoan hơn.
Và dù đã rất nỗ lực để trở thành một người đàn ông khỏe mạnh, tốt đẹp, song những cái phao mà Thái đã giăng ở cầu Vĩnh Tuy cũng không thể cứu gã khỏi phút đuối lòng. Nhất là trước đó, hắn đã bị lạc giữa “biển ngôn tình” độc hại.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
