|
Cách đây đúng 3 năm, ngày 17/2/2019, UBND quận 1 TP. HCM đã thực hiện việc di dời lư hương này về Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo (số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định). Ngay sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh lực lượng chức năng di dời lư hương khiến người dân đặt ra câu hỏi về lý do di dời.
Khi đó, bà Trần Kim Yến, Bí thư quận 1 đã giải thích lý do di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo là do quận đang trang trí lại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo trở thành một thắng cảnh phục vụ cho người dân và du khách đến tham quan. Còn việc thờ cúng, dâng hương, dâng hoa sẽ được đưa về Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo.
Nữ Bí thư quận 1 nói rằng: “khu vực tượng đài chỉ là nơi tham quan, trong khuôn viên này mà đặt lư hương thì không phù hợp”. Nhưng trên thực tế, có thể nói, việc di dời lư hương dưới chân tượng Đức thánh Trần là không hợp cả tình và lý. Hơn nữa, cách thức di dời lư hương không thể hiện sự tôn kính với vị anh hùng dân tộc và không phù hợp với nơi thể hiện tâm linh của cộng đồng.
Suốt 3 năm qua, cả trên báo chí chính thống và trên mạng xã hội, phần lớn ý kiến của đông đảo người dân TP. HCM cũng như cả nước đều bày tỏ mong muốn cần thiết di dời lư hương Đức thánh Trần về lại vị trí cũ như trước đây, để thể hiện sự tôn kính và tăng phần uy nghiêm cho cảnh quan nơi đây. Bên cạnh đó, cần tăng cây xanh để tạo cảnh quan mát mẻ, tăng không gian thông thoáng cho người đi bộ.
Bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP. HCM, trong một lần trả lời phỏng vấn của báo chí đã khẳng định, về tập quán truyền thống, việc dời lư hương lại vị trí cũ của tượng đài Trần Hưng Đạo là hợp lòng mong muốn của đa số người dân. Nay TP. HCM đã hoàn thành việc chỉnh trang, sửa chữa khu vực công viên và tượng đài thì cần phải phục hồi lại cảnh quan quen thuộc và có ý nghĩa lịch sử của khu vực này. Thỉnh lư hương trở về vị trí cũ, để Nhân dân có điều kiện bày tỏ lòng tôn kính với Đức Thánh Trần bằng những nén tâm nhang tại đây là một việc làm có ý nghĩa tích cực.
Bằng việc trả lư hương về với vị trí cũ, chính quyền TP. HCM đã thể hiện sự tôn trọng người dân, thấu hiểu mong muốn của dân, đồng cảm với văn hoá tâm linh của dân. Đó cũng chính là một việc làm an dân, là thái độ trân trọng lịch sử và lòng tôn kính với vị anh hùng dân tộc.
Sài Gòn – TP. HCM luôn tự hào là “thành phố nghĩa tình”, trong đó không chỉ là nghĩa tình với hiện tại, mà là cả nghĩa tình với lịch sử, với những gì tốt đẹp và linh thiêng mà quá khứ và tiền nhân để lại. Xin bày tỏ lòng trân trọng và hoan nghênh chính quyền quận 1 và Đảng bộ, chính quyền TP. HCM trong việc thỉnh lư hương thờ Đức thánh Trần an vị nơi chốn cũ.
![]() Có lẽ chưa bao giờ người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) dám mơ về một cái Tết bình yên, nồng ấm và ... |
![]() Thành ủy, UBND, HĐND, UBMTTQ Việt Nam TP HCM vừa tổ chức lễ tuyên dương các đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ ... |
![]() Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định tình hình dịch bệnh ở thành phố đã bước đầu được kiểm soát, tạo điều ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
