Sàm sỡ ở Hồ Tây: Không lẽ lại phạt 200 ngàn? Xe của Vingroup và dư luận Hải Dương gọi - ai trả lời? |
![]() |
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh là người đã cứu sống bé gái khi rơi từ tầng 12 của chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội) chiều 28/2. Ảnh: Vũ Nguyễn |
Một câu chuyện tưởng chỉ có trong phim hành động đã kết thúc có hậu ngoài sức tưởng tượng.
Chia sẻ với báo chí, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, làm nghề lái xe tải chở hàng, cho hay: "Khi tôi đang ngồi trong xe ô tô, đợi chuyển hàng cho khách ở tòa nhà đối diện. Tôi nghe thấy tiếng khóc của trẻ con nhưng nghĩ là bé nào đó không ngoan bị bố mẹ mắng.
Tuy nhiên, ngay sau đó, tôi thấy tiếng người lớn hô hoán, cứu giúp. Lúc này tôi nhìn ra khỏi xe ô tô, nhìn ngó xung quanh, và ngẩng lên cao thì phát hiện một em bé đang trèo ở lan can ra ngoài.
Ngay lập tức tôi lao ra khỏi xe ô tô, tìm cách trèo tường bao sang tòa nhà bên cạnh. Tôi trèo lên mái tôn cao khoảng hơn 2m để tìm cách đỡ cháu. Mái tôn là mái che của một lối dẫn xuống khu vực để xe, nên bị nghiêng.
Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Khi bé rơi xuống, tôi chỉ kịp đỡ lấy để bé không rơi xuống đất. May mắn, bé rơi trúng tay tôi, hai chú cháu ngã xuống, lún cả mái tôn. Tôi vội ôm bé vào người, thấy máu chảy ra ở miệng cháu, tôi hoảng sợ vô cùng".
Ngay sau đó, anh Mạnh đã cùng người dân đưa cháu bé xuống đất để đưa đi bệnh viện cấp cứu. Còn anh Mạnh tay bị bong gân nhẹ. Cháu bé bị thương ở tay, chân, đang được chữa chạy trong tình trạng sức khoẻ ổn định tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tôi đề nghị Thành Đoàn Hà Nội hoặc UBND TP Hà Nội cần mau chóng khen thưởng cho chàng trai dũng cảm và nghĩa hiệp này.
Rồi truyền thông nữa. Hành động dũng cảm và cao cả này rất cần được các báo, đài tập trung vào ca ngợi như một điển hình, một tấm gương của thế hệ trẻ hiện nay.
Cũng nhân vụ việc này, cần có sự khuyến cáo, cảnh báo cho các bậc phụ huynh ở các nhà cao tầng trong việc đảm bảo an toàn cho con cháu, trẻ nhỏ.
Và cũng cần có các bài báo nhân vụ này gióng lên hồi chuông báo động, góp ý cho các nhà thiết kế và xây dựng về sự an toàn ở các chung cư trên địa bàn cả nước.
Dư luận hết sức cảm kích trước hành động dũng cảm của anh Mạnh trong vụ việc trên và mong mỏi có nhiều tấm gương cao đẹp như thế.
Nhưng, việc các nhà xây dựng lưu ý thiết kế an toàn hơn cho các chung cư, việc các bậc phụ huynh quan tâm chú ý hơn trong việc trông coi con cháu trẻ nhỏ, để những người hùng như anh Mạnh hôm nay không phải ra tay trong tình thế sinh tử “ngàn cân treo sợi tóc” là điều mà xã hội trông đợi và mong mỏi hơn nhiều.
Xem các clip quay lại vụ việc, tôi bất giác nghĩ: Nếu những người có mặt tại hiện trường, đặc biệt là các vị đàn ông khoẻ mạnh và thanh niên trai tráng ở xung quanh đó, thay vì la hét kêu cứu, thay vì đứng quay clip, thì hãy bình tĩnh và nhanh nhất có thể rút ngay những tấm thảm, tấm đệm, lấy ngay những cái chăn trong nhà mình ra, cùng nhau căng lên hỗ trợ cho anh Mạnh, thì sự căng thẳng của anh Mạnh và độ nguy hiểm cũng như thương tích với cháu bé sẽ giảm thiểu đi rất nhiều. Đây cũng là bài học mà chúng ta còn được học hỏi và áp dụng rất sơ sài trong kỹ năng cứu hộ, cứu nạn hiện nay.
Cách đây gần 3 năm, vào ngày 26/5/2018, một chàng thanh niên tên là Gassma, người Mali di cư đến nước Pháp đã được truyền thông Pháp và thế giới ca ngợi như một anh hùng sau khi leo ban công để giải cứu một cậu bé đang lơ lửng trên tầng bốn ở Paris.
Trong chưa đầy một phút, anh leo lên các ban công và túm lấy cậu bé bốn tuổi trong khi người hàng xóm ở căn hộ chung cư liền kề đang cố giữ đứa trẻ.
Một ngày sau khi biết tin đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đích thân mời anh Gassama tới Cung điện Elysee để cảm ơn.
Sau buổi gặp, Tổng thống đã quyết định cho anh chàng di cư này được nhập ngay quốc tịch Pháp. Ông Macron cũng trao cho anh huy chương vì lòng dũng cảm và giới thiệu cho anh tới làm việc trong một đội cứu hỏa của thủ đô Paris.
Tôi liên hệ đến câu chuyện ở Paris không phải chỉ để nói tới sự quan tâm rốt ráo kèm sự tưởng thưởng xứng đáng của nhà đương cục nước Pháp với chàng trai Mali di cư dũng cảm đó, mà là vì một chi tiết sau đây rất cần được các cơ quan cứu hộ cứu nạn của Việt Nam lưu ý học tập trước những vụ việc tương tự xảy ra ở nước ta.
Đó là mặc dù bà mẹ của cháu bé không ở Paris thời điểm xảy ra vụ việc, nhưng bà cùng chồng vẫn bị cảnh sát triệu tập để thẩm vấn vì nghi ngờ đã để đứa trẻ ở nhà không trông nom, nguồn tin tư pháp từ Paris thời điểm đó cho hay. Tức là dù có là sơ sảy, dù có là cẩu thả trong việc trông nom con cái của mình, thì với tư cách công dân, các vị phụ huynh vẫn bị áp dụng những chế tài của luật pháp về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, cả về hành chính và hình sự.
Chi tiết này chưa thấy áp dụng ở ta. Chỉ mới thấy chia sẻ nỗi lo lắng, sợ hãi, đau thương với các cháu bé nạn nhân và các gia đình đó, nhưng chưa có các hình thức xử phạt xứng đáng dành cho sự cẩu thả đến tội lỗi như thế với sinh mạng của các cháu bé trong các vụ tương tự vụ ở chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng vừa xảy ra hôm qua.
Tôi cũng như tất cả các bạn khi xem lại các clip ghi lại vụ việc đều sợ hãi thót tim, đều nín thở vì lo lắng cho tính mạng của cháu bé. Và tôi tin rằng, ai ai cũng đều rất oán trách những người lớn trong căn hộ đó đã vô tâm, vô ý đến mức tàn nhẫn khi để cháu bé tự trèo qua lan can để rồi rơi từ tầng 12 xuống đất.
Và tôi thấy, tất cả các vụ hoả hoạn do chủ nhà dù là vô ý gây ra với chính ngôi nhà của mình vẫn đều bị chịu các mức phạt tiền không nhỏ từ các cơ quan cứu hoả, cứu hộ cứu nạn. Những vụ gây cháy nhà chết người thậm chí chủ nhà còn phải hầu toà và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy thì tại sao các vị chủ nhà, các vị phụ huynh để xảy ra những vụ tai nạn đối với trẻ nhỏ, dù là tại nhà riêng hay nơi công cộng, và rất dễ xảy ra nguy hiểm chết người không chỉ với các nạn nhân mà ngay cả với những người hùng, những người ra tay cứu giúp như anh Mạnh, họ lại không bị phạt hành chính, lại không bị truy cứu trách nhiệm gì trước pháp luật?
Để cuộc sống thực sự an toàn với mỗi người, thì ngoài việc ca ngợi những tấm gương xả thân cứu mạng như anh lái xe Nguyễn Ngọc Mạnh, chúng ta cũng cần bày tỏ, tạo nên một luồng dư luận nhằm chê trách, phê phán, thậm chí là lên án những vị phụ huynh đã vô tâm, vô ý, thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn tính mạng của chính con cháu mình.
Có như thế, mỗi vụ việc diễn ra trong xã hội, đi kèm với một tấm gương cao đẹp luôn có một bài học đắt giá cho mỗi người. Và như vậy mới là hữu ích và trọn vẹn cho cuộc sống văn minh, an toàn và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều mong muốn. Tôi nghĩ như vậy khi kết thúc bài viết này.
![]() Cuộc thi ảnh “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần thứ 2 trong năm 2021 diễn ra từ ngày 22/2 đến ... |
![]() Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển của Công đoàn ngành Đường sắt Việt Nam, không thể kể hết những hy sinh, mất ... |
![]() Hàng loạt phụ nữ nước ngoài đã lên trình báo cơ quan Công an về việc bị sàm sỡ ở Hồ Tây. Riêng trong ngày ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
