Hơn 20 tác phẩm nổi tiếng được lựa chọn từ kho báu những tác phẩm âm nhạc của Văn Cao đã được trình diễn trong chương trình này, quy tụ hơn 300 ca sĩ nổi tiếng như NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, các diva: Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, các ca sỹ nổi tiếng như: Đăng Dương, Tùng Dương, ca sĩ trẻ Đào Tố Loan cùng với sự xuất hiện của nhiều diễn viên. Đặc biệt, sự xuất hiện của các nhạc sĩ, nghệ sĩ chơi đàn, ban nhạc, vũ đoàn cùng sân khấu hoành tráng được dựng lên cả ở ngoài Quảng trường Cách mạng Tháng Tám trước cửa Nhà Hát Lớn đã tạo nên một đêm nhạc đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam, người đạo diễn của chương trình, đã tâm sự trên trang Facebook cá nhân như sau:
“Khi Ban tổ chức báo là tổng số thẻ cấp ra cho những người tham gia thực hiện chương trình đã đến con số 1000 người, mình mới thực sự choáng. Chưa kể nhiều con người âm thầm lặng lẽ tham gia từ lâu, từ xa không trực tiếp, đây là con số cực kỳ ấn tượng với đàn chim hơn nghìn con cho một sự kiện mà mình chưa từng được trải nghiệm.
Nếu chỉ là một chương trình ca nhạc về Văn Cao đơn thuần, chắc chắn không cần một sự đồ sộ tới vậy, nhưng đây không chỉ là một chương trình ca nhạc, mà là một sự kiện lớn, kỷ niệm những mốc lịch sử của đất nước và tôn vinh một nhân tài, vì vậy ai cũng muốn góp sức của mình để cống hiến cho một thông điệp ý nghĩa: sự hoà hợp dân tộc, sự kết nối và lan toả tình yêu nước Việt…”.
Ở bài viết này, tôi không có ý định nói về những ấn tượng, những cảm xúc đến từ sân khấu, mà muốn nói về một bức ảnh được chụp tại sảnh Nhà Hát Lớn sau đêm diễn này.
Đó có lẽ là bức ảnh đậm chất Văn Cao nhất đêm ấy, một hình ảnh có lẽ là cảm động nhất đêm ấy, sau khi Chương trình “Đàn chim Việt" đã kết thúc và thành công tốt đẹp. Đó là bức ảnh chụp lại cảnh cụ bà Nghiêm Thuý Băng, phu nhân cụ Văn Cao, trước khi ra về, đã đưa tay bịn rịn chào một người bạn quý của chồng là nhà văn Vũ Thư Hiên.
Một người ngồi xe lăn, một người nằm trên lưng cháu trai. Già yếu lắm rồi, mong manh lắm rồi, nhưng cái bắt tay lưu luyến của 2 cụ, tôi ngắm nhìn trân trọng và cảm thấy, nó giống như một sự níu kéo cái thuở vàng son không bao giờ có lại nữa của những nhân tài đất Việt, hơn là một sự tạm biệt giữa những người thân, …
Người vô tình chứng kiến và ghi lại được khoảnh khắc tuyệt vời này là chị Đào Tuyết Trinh, nữ nghệ sĩ Cello của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trước kia, nay là nghệ sĩ Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời SSO.
![]() |
Bức ảnh được chị Đào Tuyết Trinh chụp. Nguồn: IT |
Rồi tôi cứ nghĩ ra ngoài lề bức ảnh một chút, cứ thấy thật là đáng tiếc. Giá như Ban tổ chức đêm diễn xếp chỗ để cụ Băng ngồi bên cạnh Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngay ở trung tâm hàng ghế đầu; giá như trước khi bắt đầu hoặc khi kết thúc đêm diễn, Ban tổ chức trân trọng mời cụ Băng lên sân khấu, để trao tặng cho phu nhân nhạc sĩ một bó hoa tươi thắm nghĩa tình, để chính cụ Băng được thay mặt người bạn đời của mình nói lời cám ơn tới tất cả những ai đã tham gia làm nên Chương trình “Đàn chim Việt”, để nói lời tri ân tới tất cả những ai yêu quý tác giả Quốc ca, tới hàng triệu khán giả đã quan tâm theo dõi đêm diễn tại Nhà Hát Lớn, ngoài Quảng trường CMT8 và trên VTV1 tường thuật trực tiếp, thì đêm nghệ thuật mừng 100 năm Văn Cao chắc chắn sẽ để lại những bức hình tuyệt đẹp mang nhiều ý nghĩa sâu xa, sẽ thêm ấm lòng người nhạc sĩ đã bay về Bến Mơ biết nhường nào…
Sẽ còn nhiều “giá như” cho một đêm nghệ thuật hoành tráng đến thế, ví dụ về ánh sáng, âm thanh chưa thật phù hợp ở một số màn trình diễn, ví dụ một vài ca sĩ trình bày ca khúc chưa ra chất Văn Cao…, nhưng tổng kết lại, chương trình đã thành công tốt đẹp. Và nói như Giám đốc Dự án “Đàn chim Việt”- nữ Luật sư Nguyễn Quỳnh Anh, thì “khi người ta nhìn thấy được ý nghĩa cao cả của một điều gì đó thì mọi thứ khác đều trở thành bé vụn…”.
Thành công lớn nhất của Chương trình “Đàn chim Việt”, theo tôi là ở chỗ, một lần nữa, hàng triệu trái tim Việt lại đoàn kết bên nhau khi tưởng nhớ tới người nhạc sĩ tài ba Văn Cao - tác giả của bản Quốc ca mỗi ngày đều vang lên trên mọi miền Tổ quốc yêu thương của chúng ta.
Một lần nữa, các bài hát của ông đã ngân nga trong mỗi con người Việt theo cách của mình, không có chuẩn chung nào, nhưng nó đều sẽ ở trong một ước mơ của riêng ông và cũng là thông điệp chung của những người thực hiện “Đàn chim Việt”, thông điệp và biểu tượng của sự hoà hợp dân tộc Việt và đoàn kết thành sức mạnh, thông điệp trong Mùa xuân đầu tiên, khi “từ nay người biết yêu người”.
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
