![]() |
Hiện trường nơi xảy ra sự việc bé trai tử vong khi học trực tuyến tại nhà. Ảnh: CL |
Dư luận đặt ra nhiều lo ngại và bức xúc trước cái chết của cháu bé học sinh lớp 5 này, cho dù bản chất của nó nói đến cùng chỉ là một vụ tai nạn điện.
Nhiều ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên bắt trẻ em Tiểu học học online.
Tiểu học học trực tuyến hiệu quả rất thấp. Học online chỉ nên áp dụng với bậc học chuyên nghiệp. Còn Phổ thông, Trung học, đặc biệt với bậc Tiểu học là gần như vô tác dụng. Đôi khi phản tác dụng. Online chỉ phù hợp với các đối tượng có kiến thức cơ bản rồi và để nghiên cứu thêm.
Bé nào học cũng phải có phụ huynh ngồi kèm. Các bé cấp 1 học ở trường thầy cô chỉ tận tay mà về nhà phụ huynh vẫn phải kèm thêm, lẽ ra Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lùi khai giảng, chờ dịch ổn, các bé đến trường có thầy, có cô, có bạn. Không nên vì thành tích mà gượng ép thế này.
Cũng vì vụ việc này, thiết nghĩ cả Đài THVN và Đài TH địa phương mà tỉnh, thành nào cũng có hãy dành hẳn sóng của 1 kênh cho việc giáo dục giảng dạy từ xa cho trẻ em, như VTV2 đã từng làm nhiều năm, nhất là vào các vụ luyện thi cuối các năm học. Việc học online qua vô tuyến hay hơn vì màn hình rộng, dễ điều khiển, nhà ai cũng có TV cho các cháu học. Học qua truyền hình vừa an toàn, vừa thuận tiện, vừa phù hợp điều kiện kinh tế của các gia đình nghèo khó không thể mua sắm đủ các phương tiện cho con em học trực tuyến.
Ngay sau khi vụ việc đau lòng này xảy ra, thông qua báo chí, Công an Hà Nội đã nhanh chóng đưa ra những khuyến cáo rất cụ thể. Cơ quan công an lưu ý, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, học sinh, trẻ nhỏ phải học online tại nhà, nhiều gia đình đã để trẻ nhỏ tự quản, tự sinh hoạt tại nhà mà không có sự kèm cặp của người lớn, hoặc có nhiều gia đình cho con nhỏ tự do chơi tại khuôn viên nhà.
Đã có nhiều vụ cháy, vụ tai nạn do trẻ nhỏ gây ra, khi người lớn vắng nhà, trẻ nhỏ thường tò mò, bắt chước sử dụng ngọn lửa trần, nghịch các thiết bị điện gây cháy, hoặc đôi lúc do hiếu động nên trẻ còn tự làm bị thương mình để bị bỏng, chảy máu chân tay.
Trong trường hợp buộc phải để con ở nhà một mình mà không có ai bên cạnh, Công an Hà Nội khuyên các bậc phụ huynh cần đảm bảo rằng bé đã có khả năng tự chăm sóc cơ bản cho bản thân. Và các phụ huynh học sinh cần chú ý một số nội dung như sau:
1. Cần có biện pháp giới hạn không gian vui chơi, hoặc phải giáo dục trẻ nhỏ tránh xa khu vực cầu thang bộ, cửa sổ, ban công khi vui chơi đề phòng ngã từ trên cao. Để, đặt các loại đồ chơi của trẻ tại các khu vực thấp, trên mặt sàn, hạn chế cất giấu những đồ chơi thường dùng của trẻ ở các vị trí cao như nóc tủ, kệ để đồ... vượt tầm cao của trẻ nhỏ gây sự tò mò, hiếu kỳ và leo trèo làm đổ các vật dụng gây tai nạn, thương tích.
2. Luôn chuẩn bị đồ ăn cho con trước khi bạn ra khỏi nhà và dặn con giờ ăn, ngủ, đồng thời bố mẹ cũng cần gọi điện về cho con ít nhất 2 tiếng một lần.
3. Khóa bình ga, tắt bình nóng lạnh, dùng băng keo dán các ổ cắm điện mà trẻ dễ tiếp cận trong nhà. Dạy bé nhận biết các thiết bị điện và các vật gây nguy hiểm, đồng thời nghiêm cấm bé không được sờ vào.
4. Tuyệt đối không được khóa cửa nhốt con ở trong nhà mà không để lại chìa khóa cho con. Vì nếu lỡ trong nhà có hỏa hoạn hoặc mối nguy hiểm thì bé sẽ không thể thoát ra được và người khác cũng không thể cứu giúp kịp thời.
5. Dặn con tuyệt đối không được bước chân ra khu vực ban công.
6. Chuẩn bị cho con sách, truyện mà bé muốn đọc hoặc đồ chơi mà bé yêu thích. Cho phép bé xem tivi, chơi máy tính, điện thoại nhưng cần đặt giới hạn các chương trình mà bé được phép xem; hướng dẫn con cách tự cầm máu và chuẩn bị sẵn băng, gạc… hướng dẫn con cách xử lý khi có người bấm chuông, gọi cửa. Tuyệt đối không được tự ý ra khỏi nhà khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ.
Ngoài ra, phải thực hiện những công việc tích cực cùng chơi với con trong mùa dịch, hướng dẫn con trẻ thực hiện tốt đảm bảo an toàn cho chính bạn và gia đình…
Cái chết của bé trai hôm qua do bị điện giật khi ngồi học online chắc chắn là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với ngành Giáo dục trong việc tổ chức học trực tuyến cho học sinh Tiểu học.
Mất mát không gì bù đắp được của gia đình cháu cũng chính là hồi chuông báo động khẩn thiết, nhắc nhở mọi gia đình, mọi phụ huynh có con em đang học Tiểu học hãy hết sức quan tâm và đề phòng các tai nạn tương tự có thể xảy ra khi các bé học trực tuyến.
Hãy làm tất cả những gì tốt nhất để cho trẻ em được an toàn trong mùa dịch giã bộn bề vất vả lo toan và hiểm nguy này, thưa ngành Giáo dục và các bậc phụ huynh!
![]() Ở nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng, một “thiên thần” của sản phụ nhiễm SARS-CoV-2 được giành lại sự sống một cách ... |
![]() BHXH Việt Nam vừa thông tin về kết quả triển khai Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ ... |
![]() Thời gian qua, ở các đơn vị sử dụng lao động phá sản không đóng đủ tiền BHXH dẫn đến quyền lợi về BHXH của ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
