![]() |
Hình ảnh đăng trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Ảnh chụp màn hình |
Có thể những trường hợp đau lòng trên chỉ là cá biệt, không loại trừ các sự cố ấy chắc là hi hữu và ai cũng mong chỉ là sơ sót, hốt hoảng gây ra mà thôi. Nhưng làm sao lý giải được tài xế bình tĩnh trải tấm ny lon cho sản phụ đang trở dạ nằm xuống rồi bất ngờ bỏ chạy, để mặc cô ấy sinh giữa đám cỏ và đứa bé không kịp khóc tiếng chào đời đã mất? Làm sao có thể biện minh cho việc không phải một đứa bé trong cơn nóng giận, bảo mẫu nhốt trong tủ cho khiếp sợ? Cũng chưa có gì để thông cảm cho đứa bé bị bỏ quên từ sáng đến chiều ở nơi chúng được gửi gắm đàng hoàng!
Con cái là món quà vô giá, tài sản không thể so đo và thay thế. Trẻ em không chỉ cần được nâng niu, chăm sóc mà người lớn cần phải làm tất cả những gì để chúng an toàn, cảm thấy yên ấm và được bảo vệ. Chúng ta không khuyến khích nuông chiều, càng chẳng nên xem trẻ như báu vật không được dạy dỗ đúng mực. Nhưng đối xử với trẻ như một món đồ bỏ tủ, vô tâm như bỏ thứ gì đó ven đường hoặc quên bẵng như một đồ vật thì cực kì khó chấp nhận. Bài học từ ngôi trường gắn mác quốc tế Gateway còn đó, bao nhiêu vụ thương tâm vẫn chưa phai mờ nên chỉ một chút vô tâm và có phần ác độc, cả trẻ lẫn người lớn sẽ phải trả giá đắt.
Rồi tài xế kia sẽ phải trả giá cho phút giây bồng bột, vô cảm và có phần tàn ác của mình. Những cô bảo mẫu sẽ chịu những hình thức kỷ luật tương xứng và thích đáng. Trường bỏ quên đứa trẻ tiểu học chắc chắn cũng không thể chối bỏ trách nhiệm. Nhưng tôi tin không ai muốn giải quyết hậu quả và chăm chăm xử lý. Tất cả đều mong đừng ai phải trả giá vì vô tâm với trẻ, độc ác với sản phụ hay thiếu trách nhiêm với học sinh.
Chúng ta từng hốt hoảng với con số 2.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại, bạo lực hàng năm. Không ít người đã phải đau xót khi Unicef (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) cung cấp con số ở Việt Nam, 68,4% trẻ em từng bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực tại nhà, xếp thứ 27 trên 75 quốc gia! Những câu chuyện thương tâm như trên sẽ vẽ thêm những gam tối vào bức tranh vốn ảm đạm. Giờ đây, bức tranh ấy cần những màu tươi sáng hơn. Trẻ phải được an toàn, trường lớp cần được bình yên và thầy cô nên đúng như “ mẹ hiền”.
Đối xử tốt với trẻ không chỉ gieo cho chúng mầm thiện nhân, tốt đẹp mà còn để lại một thế hệ luôn hướng về những điều nhân đức hơn. Chúng an toàn, chúng ta an toàn và xã hội sẽ càng an toàn hơn. Trẻ em bất an, người lớn khó yên lòng và xã hội chắc cũng nhiều bất ổn…
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
