![]() |
Phó Chủ tịch phường cho giữ xe người đi mua bánh mì và nói "không phải thực phẩm thiết yếu". |
Hoảng vì cái chỉ tay thẳng vào mặt người dân với lối xưng hô “mày - tao”. Hoảng vì thái độ kỳ thị vùng miền khi nhắc người dân kia “mày ở trên núi xuống à” rồi kể tên một loạt tỉnh Tây Nguyên. Hoảng cả với cách ba bốn người thực thi nhiệm vụ quây lấy cái xe máy mà giằng khỏi người dân không hề có dấu hiệu chống trả.
Đáng sợ nhất, vị Phó Chủ tịch phường đã dọa thẳng tưng việc “giam xe”, “giam giấy tờ” và nêu cả tên sếp của người dân kia. Ông khẳng định anh này sẽ bị đuổi việc. Không hình dung nổi, một vị Phó Chủ tịch phường sao lại có thái độ như thế, sao lại đủ quyền uy tác động “phát một” là chặn mọi nẻo sống của người dân, người lao động xa quê.
Mà ông ấy làm được thật. Từ xe tới giấy tờ của người lao động bé mọn kia đều bị giữ. Anh cũng bị công ty cho thôi việc. Mà đớn đau, lý do của tai họa này là anh đi mua cái bánh mì và chai nước cho bạn đang ốm. Người lao động mất việc ở đất khách quê người đang thực hiện chỉ thị 16 thì gần như mọi nguồn sống của anh đóng cái rầm.
Vậy đấy! Cái bánh mì những tưởng là biểu tượng của miếng ăn, của sự sinh tồn nhưng trong trường hợp này, nó là nguồn cơn gây tai họa với người thanh niên kia. Anh chẳng thể thanh minh, biện bạch nổi với ông Phó chủ tịch phường với dăm bảy nhân viên công lực tháp tùng cùng mọi quyền lực trong tay.
Xem clip, nhiều người còn nghi ngờ là vị Phó Chủ tịch phường đã hiếu thắng mà khẳng định bánh mì không phải lương thực để cố o ép anh thanh niên. Nhưng không, chính ông ấy là người quay clip. Và cũng chính ông ấy, với niềm tin chân thành rằng bánh mì không phải lương thực thực phẩm đã tung clip lên mạng. Ông ấy muốn “nêu bóng” cho dư luận “đập”. Trớ trêu, người “bị đập” lại không phải là người dân ông đã thu xe và làm mất việc.
Tức là, vị Phó Chủ tịch phường đã yếu kém toàn diện. Về năng lực nhận thức, ông ta thách thức toàn bộ các tiểu phẩm hài ngây ngô, giả ngốc. Về đạo đức, ông ấy đã vi phạm toàn bộ những lỗi cơ bản nhất khi tiếp dân. Vị Phó Chủ tịch phường còn dùng mọi quyền lực của mình để ăn thua đủ, “đánh trắng bụng” một người dân thấp cổ bé họng dám coi bánh mì là thực phẩm thiết yếu. Đây là một trường hợp không thể nhân nhượng, không thể “rút kinh nghiệm”.
Mới nhất, Nha Trang đã gửi thư xin lỗi công dân bị vị Phó Chủ tịch phường hăm dọa. Anh này cũng nhận lại xe, giấy tờ, việc làm. Thành phố cũng hứa xử nghiêm sai phạm của vị cán bộ kia. Âu cũng là cầu thị và kịp thời.
Nhưng còn bao nhiêu lao động như người công nhân kia lúc này? Quá nhiều. Họ đang là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Họ bị kẹt cứng giữa đại dịch. Bất cứ sự “rung lắc” nhẹ nào của chính sách hay chỉ đơn giản là một cá nhân có chức quyền ở địa phương cũng đều có thể ảnh hưởng tới miếng ăn ngày mai của họ.
Trong công cuộc chống dịch, việc hi sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn, người lao động tạm thời bị ảnh hưởng đôi khi buộc phải chấp nhận. Còn việc người lao động bị mất việc vì không vừa lòng một ai đó ở địa phương là thứ phải loại bỏ.
Loại khỏi hệ thống vị Phó Chủ tịch phường lúc này không chỉ trả lại công bằng cho những phút ông ta nạt nộ người dân. Đó còn là mệnh lệnh để duy trì niềm tin vào công cuộc chống dịch vốn đang có rất nhiều cán bộ vất vả ngày đêm suốt gần 2 năm trời qua.
![]() “Chưa bao giờ tôi nghĩ dịch bệnh lại tấn công nhà tôi vào lúc đó. Bốn mẹ con là F0, chồng và mẹ chồng cũng ... |
![]() Dự kiến trong tháng 7, Đà Nẵng sẽ triển khai các gói hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp ... |
![]() Thành phố Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn kể từ 0 giờ ngày 19/7/2021 ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
