![]() |
Hậu Covid-19, ba mẹ con Chị Kiều với những bữa cơm "thường trực rau". |
Trường hợp của ba mẹ con chị Kiều, với chỉ vỏn vẹn 50.000 đồng để lo toan cả ba bữa trong ngày, là một thực tế buồn về đời sống công nhân hậu Covid-19.
Do Công ty Huê Phong ở Gò Vấp, TP. HCM, nơi chị Nguyễn Thị Kiều làm công nhân giảm đơn hàng nên thu nhập của chị chỉ còn hơn 3,2 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ tiền nhà trọ, điện, nước hết 1,7 triệu, chị còn 1,5 triệu đồng để trang trải chi phí ăn uống.
Như vậy tổng chi tiêu cho ba bữa ăn sáng, trưa, tối của ba mẹ con chị không được quá 50.000 đồng - tương đương với một bát phở, cho cả ba người ăn, ba bữa trong ngày. Ba mẹ con chi Kiều thống nhất mỗi ngày ăn uống không được vượt quá số tiền 50.000 đồng. Vì ăn quá là lạm vào bữa sau, sẽ lại thiếu thốn và chật vật. Chị Kiều chia sẻ, thực đơn những ngày hậu Covid-19 của ba mẹ con thường trực “rau là rau”.
Chị cười: “5.000 đồng rau muống, 2 quả trứng chiên hoặc luộc, lấy nước rau làm canh. Vậy là xong một bữa”. Bữa thịt gần nhất của ba mẹ con đã cách đây gần 1 tuần. Chị bảo: “Tôi mua 40.000 đồng thịt gà về kho sả ớt, ăn cả ngày. Muốn có vị thịt heo thì mua 20.000 đồng da heo về phi tỏi ớt cũng ra một món. Muốn có vị thịt bò thì mua 20.000 đồng bò viên hoặc gân bò về xào đậu ve. Sáng một gói mì tôm hoặc 5.000 đồng xôi". Tằn tiện như thế rồi bữa ăn bữa thèm cũng qua.
Chị Kiều quê ở Quảng Nam. Chị vào TP. HCM làm công nhân gần 20 năm. Chồng chị bỏ đi theo người khác khi đứa con gái nhỏ được 4 tuổi. Chị ở vậy gần 10 năm qua, một mình nuôi hai con.
Trước đây, công ty nhiều đơn hàng, chị làm tăng ca, rồi tối nào rảnh lại cùng hai con nhận hàng gia công thêm tại nhà nên cũng còn dành dụm được chút ít. Nhưng những ngày Covid-19 vẫn còn dư chấn như thế này, tiền cũng dần ra đi vì mẹ con chị đâu chỉ chi cho ăn uống, mà còn tiền học, tiền này, tiền kia...
Chị Kiều dù mang tiếng ở Sài Gòn 20 năm nhưng vẫn nghèo, nghèo thật chứ không phải cận nghèo như những hộ ở Thanh Hóa mà người ta “biến hóa”! Tôi không biết ai đó thế nào chứ đưa tôi 50.000 đồng để xoay xở 1 bữa cho 3 người thôi đã khó vô cùng tận chứ huống gì 3 bữa!
Người như chị Kiều trong những ngày này, tôi nghĩ có lẽ không phải ít, vì nếu có hồi phục thì sản xuất hay kinh tế cũng phải vài tháng nữa mới có thể bình thường. Việt Nam hết dịch nhưng còn bên kia, những nước mua hàng và tạo ra những đơn đặt hàng vẫn vô vàn khó khăn, vẫn đang lao đao với đại dịch.
Giờ đây, chị Kiều và những công nhân đồng cảnh ngộ có lẽ đành chấp nhận những bữa cơm chưa đầy 20.000 đồng cho cả gia đình vì như chị nói, "dịch ập tới, ai cũng khổ hết, nên ba mẹ con cùng bảo nhau cố gắng thôi”. Riêng ở Công ty Huê Phong đã cắt giảm hơn 2.000 lao động, và sắp tới số người lâm vào cảnh ấy cũng tương đương!
Còn tôi nghĩ, thôi thì cứ an ủi nhau rằng ăn rau là sở thích, như mấy đứa bé người Mông ăn ve sầu trên Đắk Lắk vậy! Và tôi hy vọng, dù thế nào thì những hỗ trợ hay giúp đỡ từ đâu đó, ở nơi nào đó, sẽ góp thêm ít nhiều để giúp họ vượt qua những khó khăn như vậy…
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
