![]() |
. Ảnh minh hoạ: HOÀNG TRIỀU |
Trong 10 năm qua, mức lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức tăng 440.000 đồng, từ 1.050.000 đồng đến 1.490.000 đồng. Nhìn thì có vẻ nhiều (tăng 30%) nhưng thực tế hiện mức lương thấp nhất của công chức đại học chỉ gần 3,5 triệu đồng! Trong khi đó, lương đủ sống của lao động ở TP. HCM năm 2020 phải đạt ít nhất 7,5 triệu đồng mỗi tháng thì họ sống bằng cách nào nếu không muốn “làm bậy”?
TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Uỷ ban Xã hội) cho rằng tiền lương công chức hiện nay mới chỉ đảm bảo khoảng 50 đến 60% nhu cầu, không đủ tái tạo sức lao động và không có tích lũy, không phản ánh đúng giá trị sức lao động của họ.
Những cái không TS Lợi cho hay, báo chí mổ xẻ rất nhiều, dư luận lên tiếng đã lắm và Quốc hội bàn thảo không biết bao lần, tuy nhiên nghịch lý tăng lương cho đúng mức sống thì ngân sách chưa kham nổi và ngược lại vẫn là bài toán chưa giải được! Lấy đâu ra hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ để tăng thêm cho “phù hợp với mức sống” khi ngân sách cứ phải "giật gấu vá vai", dịch bệnh triền miên và nhiều nơi thu không đủ chi? Đấy là chưa kể thất thoát, lãng phí tràn lan.
Hơn 1 năm qua, cả nước đã có gần 9.400 bác sĩ, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập nghỉ việc, chuyển việc. Hai năm gần đây, tại TP. HCM, số lượng cán bộ, công chức, viên chức Thành phố nghỉ việc, chuyển việc lên tới 6.177 người. Tại các bộ, ngành, hơn 2 năm qua cũng đã có hơn 130 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc theo nguyện vọng, trong đó có 17 công chức, 114 viên chức.
Dường như lý do chính, cuối cùng cũng dồn hết vào việc tăng lương để giữ chân cán bộ, công chức và ai đăng đàn cũng cho rằng phải nhanh chóng làm điều đó. Nhưng tiền đâu để tăng thì hầu hết lúng túng chưa biết tìm nguồn và cuối cùng cũng chỉ trông chờ vào ngân sách bớt eo hẹp. Hai năm đại dịch với khó khăn chồng chất càng làm cho chuyện này xa vời hơn.
Tuy nhiên nếu cứ tăng lương mà bộ máy cồng kềnh, phình to và không hiệu quả, “sáng cắp ô đi tối cắp về” thì để họ tự tìm đường sang khu vực tư nhân, ngoài Nhà nước có khi lại là điều hay và đừng quá đáng lo.
Họ vẫn còn đó, vẫn làm việc và vẫn cống hiến cho nước nhà nếu còn nhiệt huyết và thực sự tài năng. Còn ngược lại họ tự lo cho mình cũng bớt gánh nặng cho tất cả. Chỉ có điều những người như bác sĩ giỏi lũ lượt kéo sang bệnh viện tư thì với chi phí chữa trị quá cao, bệnh nhân không thể đi theo và sẽ là “bi kịch” cho không ít người nghèo.
Hiện tại, lương tối thiểu vùng áp dụng với khu vực doanh nghiệp từ 3,35 đến 4,68 triệu đồng/tháng. Trong khi vào khu vực công, người có bằng đại học với lương tập sự khởi điểm chỉ hơn 2,96 triệu đồng/tháng (85% mức lương cơ sở khởi điểm, hệ số 2.34). Nghịch lý này vô tình khuyến khích người xin vào doanh nghiệp hơn là Nhà nước và người càng có năng lực thì lương càng cao.
Lo hay mừng, nhiều năm sau sẽ rõ, nhưng nên xem đây là “sàng lọc” tự nhiên. Nếu công việc khu vực công vẫn chạy, bộ máy không vì thế mà trì trệ thì chỉ cần bổ sung những chỗ khiếm khuyết nếu cần thiết. Còn thực sự “chảy máu nhân tài” thì nên sớm có cải cách sâu rộng và hiệu quả chứ không chỉ tăng lương như cách sử dụng, chế độ đãi ngộ và bộ máy đang có thừa thiếu chỗ nào. Thật ra làn sóng bỏ việc công sang làm tư nhân cũng là “hồi chuông báo động” hữu ích để chúng ta nhìn lại bộ máy hiện hành!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Bộ Nội vụ trả lời các kiến nghị của cử tri nhiều tỉnh thành, trong đó có Hà Nội và TP.HCM liên quan đến cải ... |
![]() Ngày hôm qua, một tin rất không vui là Thành phố Hồ Chí Minh vừa có công văn khẩn gửi Bộ Nội vụ xin chỉ ... |
![]() Đối với các bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đề nghị quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kịp ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
