Covid 19 - Đầu năm ở Mỹ và cuối năm tại Việt Nam Chưa Tết đã lo chuyện Đào Người lính 2020 |
![]() |
Nhiều tranh cãi xoay quanh việc nữ ca sĩ Thủy Tiên được ủy thác đem 150 tỷ đi cứu trợ miền Trung. Ảnh: MXH. |
Có vô vàn sự kiện, đau thương mất mát có, cảm động nghĩa tình có, anh dũng hy sinh có, đã diễn ra trong những tháng ngày lũ lụt ấy.
Nhưng có một sự kiện mà tôi tin rằng hẳn rất nhiều người chưa quên, thậm chí là không ai quên được.
Bắt đầu là việc ca sĩ Thuỷ Tiên được uỷ thác đem 150 tỷ đi cứu trợ miền Trung, sau đó là rộ lên việc bàn cãi về tính hợp pháp của việc đi cứu trợ của Thuỷ Tiên. Đỉnh điểm của việc bàn cãi là tối 22/10, VTV1 truyền đi 1 Thông báo của Văn phòng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nghiêm Nghị định số 64/2008/NĐ-CP đối với tất cả các hoạt động cứu trợ trên cả nước.
Ngay lập tức, dư luận cả nước dậy sóng, bày tỏ sự bất bình với các quy định đã lỗi thời của Nghị định 64 ra đời cách đó đã tròn cả con giáp.
Và cũng ngay lập tức, một điều chưa từng có tiền lệ trong hoạt động của Chính phủ cũng đã diễn ra trước sự vui mừng đến bất ngờ của toàn thể dân chúng, không chỉ người ở vùng lũ lụt và người đi cứu trợ thiện nguyện.
Đó là việc, chỉ sau hơn 24h kể từ khi VTV phát đi Thông báo yêu cầu các địa phương, ban, ngành, đoàn thể và cá nhân nghiêm túc thực hiện Nghị định 64, thì ngay lập tức tại cuộc họp Chính phủ ngày 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi, đầy đủ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, xây dựng nghị định nêu trên để thay thế Nghị định 64 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Tôi nhắc lại chuyện Nghị định 64 không chỉ để ôn lại một sự việc tốt đẹp trong điều hành việc nước của Chính phủ, không chỉ nhằm ca ngợi một cử chỉ quyết liệt đầy nhân văn có lý, có tình của Thủ tướng, mà còn muốn gửi tới Thủ tướng một kiến nghị tha thiết
Thủ tướng trong vòng 24h có thể nhanh chóng và mạnh mẽ ra chỉ đạo thay thế hẳn một Nghị định đã tồn tại 12 năm và do Thủ tướng tiền nhiệm ban hành, vậy thì sao đã 4 ngày rồi, chỉ thị miệng tại một Hội nghị, về việc chặt phá và mua bán đào rừng trong dịp Tết cận kề này, vẫn chưa được điều chỉnh?
Lý do sao phải tính lại thì dư luận và cộng động mạng đã nói rất rõ. Việc bây giờ là Thủ tướng có lắng nghe các ý kiến của muôn dân để điều chỉnh lại, bãi bỏ cái chỉ thị về đào rừng hay không thôi.
Kể cả những người tham mưu cho Thủ tướng có ra sức bảo vệ quan điểm là có đào rừng đi chăng nữa, thì dù có như vậy, việc cấm cũng phải có lộ trình, phải có thời gian tuyên truyền, giải thích, vận động, phải cho người lao động sản xuất, kinh doanh có đủ thời gian để chuyển đổi ngành nghề và lo liệu thu nhập sinh sống.
![]() |
Tết 2021, cấm chặt đào rừng chơi Tết là thông tin được dư luận quan tâm trong những ngày qua. Ảnh: Phan Chi |
Việc cấm đoán phải có lộ trình ở trên đã từng có tiền lệ và nhờ có lộ trình nên rất thành công. Đó là việc Thủ tướng Võ Văn Kiệt cấm pháo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “bắt” toàn dân đội mũ bảo hiểm.
Đào mọc trên vùng rừng núi, có chặt cành đi dịp Tết này thì Xuân tới đào lại mọc cành mới và lại nở hoa. Chỉ có niềm hy vọng thu được ít đồng bạc lẻ lo Tết, đón năm mới của bà con các dân tộc miền núi, nếu bị dập tắt vì cấm mua bán đào, thì sẽ không bao giờ có thể hồi sinh. Và cũng đừng ai quên rằng, một bữa cơm có thịt của biết bao em bé vùng cao còn quý báu đối với chúng hơn là những bữa tiệc sơn hào hải vị mà chúng ta không ít người đã no nê chán ngấy. Đào vẫn nở trước nương đồi nhà mình, và các em bé vẫn mong bữa cơm có miếng thịt, ngày Tết có đồng quà, tấm bánh. Xin đừng quên...!
Tôi viết những dòng này, với một niềm tin, rằng Thủ tướng sẽ lại sớm điều chỉnh và huỷ bỏ cái chỉ thị về đào rừng, như Thủ tướng đã xử lý với Nghị định 64 trong những ngày lũ lụt đau thương của tháng Mười không thể nào quên, đối với toàn dân và cá nhân Thủ tướng!
![]() Chiều ngày 26/12, tại Công ty Cổ phần Nafoods Group đóng tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu, LĐLĐ tỉnh Nghệ An phối hợp với ... |
![]() Trong vụ việc nhà hàng N.S.G (P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) quỵt lương của 23 người lao động không có hợp ... |
![]() “Năm nay mọi thứ thật khó khăn, công nhân nghỉ chờ việc, thu nhập giảm vì công ty bị hoãn đơn hàng. Công nhân khó ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
