Nhiều lúc, tôi tự hỏi, từ bao giờ, hộp bánh trung thu đã biến thành một thứ trang sức cho các mối quan hệ trong nhiều tháng liền và không biết gọi nó là gì khi trong nhiều trường hợp, người mua không ăn và người ăn không mua hay giá trị của nó không nằm ở miếng bánh mà chủ yếu ở vỏ hộp hoặc những thứ kèm theo.
Bánh trung thu trở thành một món quà độc quyền vào dịp rằm tháng Tám. Cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp thực phẩm xem đây là cơ hội kinh doanh lớn. Những biến tấu về nhân bánh “gà đẻ trứng vàng” hay sự đồ sộ của vỏ hộp đã khiến cho nhiều doanh nghiệp thu lãi nhiều chục tỷ đồng từ hàng trăm tấn bánh. Lời lãi đó đến từ một mặc định: bánh trung thu không phải là ở cái bánh mà nó đóng vai trò là một quà tặng.
Lời lãi đó đến từ lễ nghi. Mà đã là quà tặng thì người ta có thể “chuyển tiếp” hộp bánh từ người này qua người khác: được tặng một hộp bánh, người ta có thể đối xử với nó theo cách đi tặng người khác. Mà đã là lễ nghi thì người ta có thể bán và chấp nhận mua với giá không theo quy luật nào cả.
Chiếc bánh trung thu, giờ đây, không còn nguyên xi là biểu tượng truyền tải ý nghĩa kính nhớ tổ tiên hay sum vầy gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè bên chén trà, thưởng ngoạn ánh trăng. Thay vì là biểu tượng của sự thanh bình và hoài niệm, nó chạy theo nhịp sống hiện đại như dấu chỉ của biết bao mối quan hệ chằng chịt của đời sống.
Cho nên, bánh trung thu, giờ đây, cốt yếu không chỉ là nhân nhuyễn hay nhân thập cẩm, là “nhà làm” hay sản xuất công nghiệp, từ một làng nghề hay từ nhà máy vì nó không còn là niềm vui thưởng thức món ăn của con trẻ mà thành phương tiện cho các mối quan hệ của người lớn. Đã có những hộp bánh, với mức giá nhiều triệu đồng, không phải dành cho lũ trẻ, vì được kèm theo bất cứ cái gì mà người ta cho là “hợp lý”, như một chai rượu đắt tiền chẳng hạn - thức uống dành cho người lớn.
![]() |
Chiếc bánh trung thu, giờ đây, không còn nguyên xi là biểu tượng truyền tải ý nghĩa kính nhớ tổ tiên hay sum vầy gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè bên chén trà, thưởng ngoạn ánh trăng. Ảnh minh hoạ: cafebiz.vn |
Theo tổ chức từ thiện môi trường Hong Kong Food Grace và Green Community, năm ngoái, có tới 3,2 triệu bánh trung thu đã bị vứt bỏ. Bao bì ni lông cho mỗi chiếc bánh, khay đựng bánh, dao nĩa nhựa một lần đi theo hộp bánh, hộp đựng, túi xách, menu, voucher,... tất cả chỉ để gói 4 chiếc bánh nhỏ. Theo Hội đồng môi trường Singapore, hơn 40% vật liệu trong quy trình đóng hộp bánh trung thu có thể coi là thừa thãi, nguy hiểm hơn, những vỏ hộp bánh trung thu làm bằng giấy mới ép thêm một lớp plastic bóng không thể tái chế, gây ô nhiễm môi trường.
Tôi không hoàn toàn cho rằng, hình thức chẳng có ý nghĩa gì đối với cuộc sống. Nhưng sa đà vào hình thức, mà lại ở một truyền thống hết sức sâu nặng, thì dần dà, không những truyền thống bị biến tướng mà bánh trung thu có nguy cơ trở thành "biểu tượng" tiêu cực của nạn lãng phí và huỷ hoại môi trường.
Trung thu năm nay là những ngày nhiều tỉnh ở Bắc Bộ lũ và sạt lở đất. Cầm một hộp bánh đồ sộ trên tay, bạn có nghĩ, khi chúng được làm từ các vật liệu và rồi lại xả rác ra môi trường, chính chúng đang “góp phần” làm nên những khủng hoảng của thiên nhiên.
Thuận Thiên hay nghịch Thiên đều được tính cả những thói quen hằng ngày, dù nhỏ của chúng ta. Những hộp bánh trung thu không phải để ăn vẫn tồn tại theo quán tính làm cho chúng ta quên mất rằng, có những thứ không hoàn toàn đúng, với hôm qua, hôm nay và cả ngày mai.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
