Hoạt động Công đoàn

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động

HỒNG NHUNG
Tác giả: HỒNG NHUNG
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả hoạt động các Nhà văn hóa Lao động (NVHLĐ) của tổ chức Công đoàn, chiều 9/3, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các ban, bộ, ngành về tổ chức, bộ máy của NVHLĐ.
Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng Đề án vị trí việc làm của các Nhà Văn hóa Lao động

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Trọng Thừa - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tham dự Hội nghị còn có đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Tổ chức Trung ương cùng đại diện 20 LĐLĐ các tỉnh, thành phố.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: PV

Những khó khăn, vướng mắc hiện tại

Báo cáo về thực trạng hoạt động của NVHLĐ, đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Hiện nay, hệ thống công đoàn có 51 thiết chế văn hóa, thể thao, trong đó có 30 cung văn hóa lao động, NVHLĐ cấp tỉnh; 04 trung tâm văn hóa lao động, nhà văn hóa công nhân khu công nghiệp; 17 NVHLĐ quận, huyện, khu công nghệ cao trực thuộc LĐLĐ TP. HCM.

Nhìn chung, nhiều NVHLĐ, do thành lập và hoạt động mấy chục năm, đã xuống cấp, trang thiết bị hoạt động thiếu, hoặc cũ, ít nhiều ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động. Về quy mô cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động không đồng đều: Một số đơn vị có hội trường lớn từ 600 – trên 1000 chỗ ngồi để tổ chức sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ, nhưng không có sân tập thể thao; Một số đơn vị có hội trường nhỏ, nhưng không có sân tập thể thao; Một số đơn vị có hội trường nhỏ, có sân tập thể thao ngoài trời hoặc có nhà đa năng...

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động
Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ. Ảnh: Q.H

Ngoài ra, nhiều NVHLĐ có vị trí thuận lợi ở trung tâm thành phố nhưng cũng có nhiều đơn vị có vị trí không thuận lợi, xa trung tâm hoặc dân cư thưa thớt; do vị trí sát biển nên mùa mưa thường xuyên ẩm ướt, sàn nhà thi đấu trơn trượt, khó tổ chức hoạt động...

Các NVHLĐ hoạt động còn nhiều khó khăn, nội dung hoạt động còn nghèo nàn, hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được nhiều CNVCLĐ đến sinh hoạt. Nguyên nhân do cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị thiếu, lạc hậu; địa điểm của NVHLĐ xa khu công nhân, công nhân phải làm việc theo ca, ít có thời gian tham gia hoạt động tại NVHLĐ; biên chế quá ít, thiếu nhân lực; khó khăn trong thực hiện tự chủ tài chính do hoạt động văn hóa là hoạt động mang tính phục vụ là chính, khó có nguồn thu...

Thực hiện chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ, Ban Chỉ đạo tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ của tổ chức Công đoàn đã chỉ đạo các NVHLĐ báo cáo tổng hợp thực trạng hoạt động, xây dựng đề án vị trí việc làm, phương án tự chủ tài chính làm cơ sở tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều đơn vị gặp khó khăn về: Thẩm quyền phê duyệt vị trí việc làm; về quy định số lượng người làm việc tại NVHLĐ khi xây dựng đề án vị trí việc làm; về xác định danh mục dịch vụ công giao trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và đơn giá để thực hiện giao nhiệm vụ, giao kinh phí cho NVHLĐ…

Cùng bàn giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy hiệu quả hoạt động NVHLĐ

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động
Đồng chí Đinh Thanh Hà – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: PV

Tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thanh Hà – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cho biết: NVHLĐ Đà Nẵng đã thành lập từ rất lâu, hiện nay đã được kế thừa và xây dựng cơ ngơi mới. Đến năm 2019, NVHLĐ Đà Nẵng tiến hành sắp xếp lại cơ cấu nhân sự, không được giao biên chế viên chức, mà chỉ được giao biên chế công chức, mà biên chế công chức chỉ có số lượng hạn chế nên việc thiếu nguồn lực đã ảnh hưởng đến đề án vị trí việc làm đối với NVHLĐ. Hiện tại, NVHLĐ TP. Đà Nẵng đang kí hợp đồng lao động với 57 người, tuy nhiên, đơn vị này đang gặp khó trong việc trả lương cho các lao động này như thế nào.

Đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cũng đề xuất để các NVHLĐ vừa thực hiện được nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn đảm bảo có nguồn thu để tự chủ tài chính nên giao toàn quyền quyết định cho mỗi NVHLĐ trong việc tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động... và cần có lộ trình nhất định tiến tới tự chủ, tùy theo đặc thù từng NVHLĐ ở các địa phương.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động
Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy – Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: CĐVN

Nhất trí với đề xuất cần có lộ trình cụ thể để các NVHLĐ tiến tới tự chủ, đồng chí Trần Thị Diệu Thúy – Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM cho biết, hiện tại TP.HCM có 17 NVHLĐ và 1 Cung VHLĐ Thành phố, trong đó, Cung VHLĐ có 80 nhân sự và đã tự chủ hoàn toàn.

Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của Cung VHLĐ cho thấy, các tỉnh thành cũng nên làm đề án sử dụng tài sản công để Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý để khai thác tối đa những lợi thế về vị trí địa lý, tài sản công... góp phần thúc đẩy hoạt động của NVHLĐ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, đại diện LĐLĐ một số tỉnh, thành phố khác như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk... đã nêu những vướng mắc, khó khăn tại địa phương mình; đồng thời đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc, xem xét lộ trình cho việc thành lập, sắp xếp lại các đơn vị.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động
Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Nguyễn Trọng Thừa và đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam điều hành Hội nghị. Ảnh: PV

Trao đổi về các vướng mắc được đưa ra, Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, phải xác định NVHLĐ trước hết là để phục vụ đoàn viên, người lao động, sau đó mới mở rộng ra phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động; xây dựng nhanh đề cương và có thực hiện khảo sát để nắm tình hình thực tế.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, lực lượng công nhân rất đông đảo, trong những năm qua có đóng góp rất quan trọng vào những thành tựu của đất nước và là lực lượng tiên phong trong hiện thực hóa các quan điểm, chỉ đạo của Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế, công nhân chưa được hưởng thành quả xứng đáng với đóng góp của mình, đời sống vật chất và tinh thần của họ và con cái họ còn nghèo nàn, thiếu thốn, với những cán bộ công đoàn thì đây là điều luôn trăn trở, day dứt.

Đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, khi tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ ở nơi có công nhân thì rất đông người đến, nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của họ rất lớn. Nhưng nhiều NVHLĐ hiện đang hoạt động thiếu hiệu quả, thậm chí để không, đó là do thiếu cơ chế, không được giao nhiệm vụ...

"Do vậy, để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân thì một trong những yếu tố quan trọng là làm sao để tổ chức thiết kế, vận hành hệ thống NVHLĐ tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời, cần có sự phối hợp giải quyết các vấn đề trong thiết kế chính sách, sửa đổi chính sách đặc thù đối với các thiết chế văn hóa của tổ chức Công đoàn", đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kết luận.

Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động

Bên cạnh những cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên ...

Nhà Văn hóa Lao động TP Đà Nẵng: Nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương Nhà Văn hóa Lao động TP Đà Nẵng: Nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương

Ngày 16/1, Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ tổng kết các hoạt động trong năm 2020. Năm qua với ...

Nhà văn hóa lao động phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Nhà văn hóa lao động phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh, thành ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm