![]() |
Chị Hạnh (Hà Nội) bị ung thư phổi, điều trị tại bệnh viện Phổi TW được hơn 2 năm - Ảnh: H.H |
Chị N.T.Hạnh, một nhân viên kế toán trên địa bàn TP Hà Nội không may bị ung thư phổi. Chị H. đang điều trị tại khoa ung bướu (Bệnh viện Phổi TW). Chị kể: “Chị bị ung thư phổi gần 3 năm nay. Từ năm 2016, thấy ho nhiều, chị cũng chỉ nghĩ là viêm họng bình thường nên không đi khám mà tự mua thuốc về uống. Đến cuối 2017, chị bị ho ra máu và tức ngực kéo dài, khó thở, nuốt thức ăn bị nghẹn, khi đó chị lên đây khám thì đã bị ung thư phổi. Đến bây giờ chị đã chuyển sang giai đoạn 4, không biết chị còn sống được bao lâu nữa”.
Sau khi nhận kết quả chị khóc mất 1 tuần liền, kinh tế nhà chị H. càng khó khăn. Chị có 3 người con, đều tuổi còn cắp sách tới trường. Từ biến cố này, chồng chị H. phải gánh vác chăm lo cả gia đình cùng người vợ thiếu may mắn. Được biết, chồng chị hút rất nhiều thuốc lào, nhà lúc nào cũng tràn ngập mùi thuốc nên các bác sĩ bảo, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư của chị H.
Hiện, tình trạng bệnh của chị đã ở giai đoạn 4, chị cũng không biết còn sống được bao lâu nữa, nhưng chị cũng chuẩn bị tâm lý rồi. Chị H. tâm sự, chắc chị sẽ sớm có một chuyến đi rất xa, giờ chị phải sống và trân trọng từng phút từng giây. Mong mọi người nên quý trọng sức khỏe của mình, nếu phát hiện những cơn ho dài ngày hoặc tức ngực nên đến viện khám ngay để được điều trị kịp thời.
![]() |
Bệnh nhân T (Yên Bái), điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi Trung Ương - Ảnh: H.H |
Một trường khác cũng thiếu may mắn như thế, anh Chu.V.T (Yên Bái), công nhân Công ty sản xuất thép. Anh T. cho biết: “Anh bị ho nhiều, nhưng chủ quan không đi khám. Dạo gần đây anh thấy khó thở, tức ngực nhiều và lại khạc ra máu, anh đi khám thì đã bị ung thư phổi giai đoạn 3 rồi. Anh cũng hút thuốc lá và thuốc lào rất nhiều. Anh nghĩ là bây giờ công nghệ làm thuốc mới họ cho nhiều hóa chất hay thứ gì đó mà khi hút vào sẽ gây ra các bệnh ung thư như này. Từ lúc anh bị ung thư phổi, nhà có gì bán được cũng bán cả rồi, vay mượn thì cũng được ít vì các anh chị em cũng không có mà giúp mình”.
Trước sự bế tắc và tưởng như tuyệt vọng của các bệnh nhân, các bác sĩ như những người bạn đồng hành, sẻ chia cùng các bệnh nhân. Các bác sỹ thường nhận được một câu hỏi rất quen thuộc từ các bệnh nhân như “Tôi còn sống được bao lâu nữa?”, câu hỏi của các bệnh nhân ung thư khi mới nhận kết quả. Một câu hỏi khiến ai cũng nghe qua cũng đau lòng, nhưng các bác sỹ đã động viên, ổn định tư tưởng của các bệnh nhân và sẽ làm tất cả những điều gì tốt nhất để kéo dài thời gian sống cho người bệnh bằng đánh giá, bằng các phác đồ điều trị ưu việt, tân tiến.
Trong buổi hẹn gặp xin phỏng vấn dịp cuối năm khi tết Canh Tý đang đến rất gần, Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều – Hà Nội cũng đang rất bận vì công việc chuyên môn, nhưng cũng rất nhiệt tình chia sẻ với chúng tôi về cảm xúc khi bệnh nhân hỏi “Bác sĩ ơi? Tôi còn sống được bao lâu nữa?”, ông cho biết: “Mỗi bệnh nhân nhập viện điều trị khi mắc ung thư đều rất đáng thương, chúng tôi có lời khuyên cho các bệnh nhân là hãy tin tưởng chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, bệnh viện. Mọi người nên đến viện khám và sàng lọc ung thư sớm. Sau khi trao đổi với bác sĩ, nắm được tình hình sống vui vẻ, lạc quan, tập trung điều trị, dinh dưỡng đầy đủ và khi trở về cuộc sống, giữ được tinh thần vững vàng, tích cực sẽ góp phần quan trọng trong hành trình chiến thắng ung thư”.
![]() CĐVC tỉnh vận động, tổ chức các CĐCS trực thuộc phối hợp chuyên môn đồng cấp cùng trao quà Tết cho đoàn viên và đồng ... |
![]() “Tôi ở gần nhà bà Quy gần chục năm nay, chưa từng nghe bà Quy có điều tiếng gì, tuy nhiên bà ấy cũng rất ... |
![]() Trong khi hàng triệu công nhân trên khắp cả nước được vui "Tết sum vầy" thì tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), gần 300 ... |
![]() Sáng nay 15/1, TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tuyên phạt 3 bị cáo trong vụ học sinh Trường Gateway tử vong do bị ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
