![]() |
Cán bộ y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh đề nghị được trả lương và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng - Ảnh: Ý Yên |
Sự việc diễn ra trong thời điểm các cán bộ, nhân viên tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang bị nợ 2 tháng lương (tháng 2, 3/2022). Hôm Chủ nhật, 20/3, trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, ông Phạm Quốc Bình, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nói rằng, sang tuần sau, cán bộ nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh sẽ được nhận lương. Đồng thời ông cho biết sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.
Có mặt tại cổng Bệnh viện Tuệ Tĩnh chiều 21/3, nơi các cán bộ, nhân viên y tế đang tập trung đòi quyền lợi, đồng chí Nguyễn Vinh Huy Chính, Quyền Chủ tịch Công đoàn Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: “Sáng hôm nay tôi đã trao đổi với phía Bệnh viện là thông tin tới tất cả các khoa, phòng rằng Học viện đang làm quy trình chuyển tiền sang cho Bệnh viện trả lương. Nhưng tôi hiểu mọi người đang có nhiều bức xúc”.
![]() |
Việc xuống đường đòi quyền lợi của người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh diễn ra sau giờ làm việc chiều 21/3/2022 - Ảnh: Ý Yên |
Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng, khoa Ung bướu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh nói về lý do xuống đường tập trung cùng đồng nghiệp: “Chúng tôi mong muốn quyền lợi hợp pháp được đảm bảo lâu dài bởi Bệnh viện cứ tiếp tục nợ lương vài tháng rồi mới trả thì rất mệt mỏi”.
Chị Hồng nói rằng, việc Bệnh viện sẽ trả lương chỉ giải quyết được phần ngọn, chưa giải quyết được phần gốc. Theo nữ điều dưỡng: “Trước nay chúng tôi bị lãng quên nhiều chế độ. Vừa rồi ngày Thầy thuốc Việt Nam (ngày 27/2 - PV) chúng tôi không được động viên về vật chất, tinh thần, đến giờ này vẫn chưa có, trong khi cán bộ, nhân viên của Học viện đã có rồi”.
Ông Lê Thái Hải, Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Bệnh viện Tuệ Tĩnh bày tỏ: “Chúng tôi muốn có một giải pháp toàn diện. Đầu tiên, hợp đồng lao động chúng tôi đều ký với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, chưa hề ký lại với phía Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Do đó Học viện đương nhiên phải trả lương hằng tháng cho người lao động. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn được biết phương án phát triển Bệnh viện sắp tới”.
![]() |
Một bác sĩ có thâm niên hơn 20 năm công tác tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cũng xuống đường đòi quyền lợi cùng đồng nghiệp - Ảnh: Ý Yên |
Đây là cuộc tập trung đòi quyền lợi lần thứ 5 trong vòng 4 tháng trở lại đây (từ 12/2021 đến nay) của cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trước đó, tháng 12/2021 và tháng 1/2022, hàng chục viên chức, người lao động căng băng rôn trước cổng Bệnh viện yêu cầu bệnh viện chi trả lương.
Đến ngày 25/01/2022, đơn vị này trả lương cho các cán bộ, nhân viên y tế, chấm dứt tình trạng nợ lương kéo dài. Tuy nhiên, từ tháng 2 đến tháng 3/2022, các cán bộ Bệnh viện Tuệ Tĩnh tiếp tục bị nợ lương 100%.
Đồng chí Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn 1, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho rằng việc các cán bộ, nhân viên y tế xuống đường như “giọt nước tràn ly”. “Chúng tôi từng nghĩ rằng mọi chuyện sẽ khép lại nhưng ngày hôm nay lại tiếp tục phải xuống đường. Việc này không đơn thuần là đòi lương nữa, mà chúng tôi đòi hỏi phải được đáp ứng và được làm việc trong một môi trường công bằng, trong sạch, có sự tôn trọng”,đồng chí Bình nói.
![]() |
Đồng chí Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn 1, Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Ảnh: Ý Yên |
“Chúng tôi là những nhân viên thuộc Học viện, ký kết hợp đồng lao động với Học viện và thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là được Ban Giám đốc Học viện phân công về Bệnh viện Tuệ Tĩnh để công tác. Chúng tôi không phải là chủ thể tách rời với Học viện. Tại sao mối quan hệ giữa Bệnh viện và Học viện không được giải quyết? Tại sao chúng tôi vẫn chịu sự đối xử không công bằng và phân biệt? Chúng tôi đứng đây với mong muốn kết thúc câu chuyện này để an tâm làm việc, để được trả lại môi trường làm việc trong sạch, có sự tôn trọng như những cán bộ tại Học viện”, Tổ trưởng Tổ Công đoàn 1, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho hay.
Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn chiều 21/3, ngay giữa thời điểm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường tập trung đòi quyền lợi, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam (đơn vị chủ quản của Bệnh viện Tuệ Tĩnh), cho biết: “Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang phối hợp với Học viện để giải quyết”. Tuy nhiên, vị lãnh đạo Học viện từ chối trả lời về phương án giải quyết sắp tới.
Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
![]() Ông Phạm Quốc Bình, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam xác nhận thông tin trên với PV ... |
![]() Thực trạng này đang tái diễn ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) khiến nhiều nhân viên y tế sau giờ làm lại chật vật ... |
![]() Ngày 20/01, tại buổi trao hỗ trợ đoàn viên và người lao động bị nợ lương của Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
