![]() |
Thanh tra Bộ Y tế chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế và sai phạm tại Học viện - Ảnh: Ý Yên |
Cụ thể, trong Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tiếp dân, xử lý giải quyết đơn tại Học viện (số 02/KL-TTrB) do Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Mạnh Cường ký ngày 10/2/2022, chỉ ra nhiều vấn đề tại Học viện.
Chưa xây dựng đề án vị trí việc làm
Bệnh viện Tuệ Tĩnh (sau đây gọi tắt là Bệnh viện) thuộc Học viện được thành lập năm 2006 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thanh tra Bộ Y tế chỉ rõ, năm 2019 Bệnh viện được điều chỉnh, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập từ đơn vị tự đảm bảo một phần cho chi phí hoạt động thường xuyên sang đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên nhưng việc xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Bệnh viện tiến hành chậm, đến cuối tháng 10/2021 quy chế tổ chức hoạt động của Bệnh viện mới được duyệt.
Sau khi điều chỉnh phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, Bệnh viện chưa xác định số lượng người làm việc, chưa xây dựng đề án vị trí việc làm. Thời điểm thanh tra, tổ chức bộ máy của Bệnh viện cồng kềnh, tổng số có 128 viên chức và 30 lao động hợp đồng. Bệnh viện có 280 giường bệnh, 5 phòng chức năng, 22 khoa lâm sàng, cận lâm sàng.
![]() |
Khuôn viên Bệnh viện ngày 11/1/2022 - Ảnh: Ý Yên |
Trong năm 2020, 2021 số lượng bệnh nhân và công suất sử dụng giường bệnh giảm, nguồn thu của Bệnh viện không đủ để chi phí cho các hoạt động thường xuyên nhưng chưa thực hiện rà soát, kiện toàn bộ máy theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Bệnh viện cũng chưa rà soát, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ các khoa, phòng, quy chế tài chính, chi tiêu nội bộ, thi đua khen thưởng, quy chế làm việc theo các quy định hiện hành.
Từ thực tế trên, Thanh tra Bộ Y tế đề nghị Học viện và Bệnh viện khẩn trương rà soát lại toàn bộ bộ máy tổ chức của Học viện theo quy định, xây dựng đề án, thực hiện sáp nhập, tinh giản đầu mối các tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, Học viện còn chậm bàn giao hồ sơ viên chức cho Bệnh viện. Theo quy định, khi Bệnh viện được điều chỉnh phân loại đơn vị sự nghiệp công lập từ đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên sang đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (theo Quyết định số 2218/QĐ-BYT ngày 4/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế) thì Học viện phải bàn giao toàn bộ hồ sơ viên chức cho Bệnh viện, tuy nhiên tại thời điểm thanh tra, công việc này chưa hoàn thành.
Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ bằng tiền đi vay
Về công tác tài chính, Thanh tra Bộ Y tế chỉ rõ, tại thời điểm thanh tra, Học viện chưa thực hiện trích lập tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại Thông tư số 46/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Học viện chưa phê duyệt quyết toán các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Đổi mới và Đào tạo theo nhu cầu xã hội và Bệnh viện năm 2019.
Qua kiểm tra ngẫu nhiên kinh phí tổ chức lớp “Kỹ thuật viên tác động cột sống” của Trung tâm Đổi mới và Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Thanh tra Bộ Y tế ghi nhận một số nội dung chưa đúng quy định.
Cụ thể, 18 học viên được đào tạo trong 3 tháng, kinh phí thu 84,4 triệu đồng nhưng công tác thu soát hồ sơ và thông tin cấp phát chứng chỉ không có số tiền ký nhận. Ngoài ra, quyết toán chi cho hoạt động quản lý lớp vượt 19,7% so với mức chi quy định...
Tại Bệnh viện, việc chi tiền thu nhập tăng thêm, trích quỹ Bệnh viện không thực hiện theo quy định tại mục 6, khoản VIII, Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính.
![]() |
Cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện hiện đang bị nợ 2 tháng lương (tháng 2, 3/2022) - Ảnh: Ý Yên |
Trong năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nguồn thu bị giảm sút, báo cáo kết quả hoạt động Bệnh viện không có chênh lệch thu chi. Tuy nhiên Bệnh viện vẫn thực hiện chi thu nhập tăng thêm, chi khen thưởng và chi phúc lợi, dẫn đến thâm hụt nguồn tài chính lũy kế đến 31/12/2020 trên 9,015 tỷ đồng.
“Qua xem xét chứng từ giấy vay tiền của Bệnh viện, hồ sơ đề nghị vay tiền của Bệnh viện để chi trả lương cho cán bộ, ngoài việc thanh toán lương cho cán bộ cơ hữu, cán bộ ký hợp đồng của Học viện nhưng làm việc tại Bệnh viện, Bệnh viện còn chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ cơ hữu và 20% cán bộ kiêm nhiệm từ nguồn vay của Học viện”, kết luận thanh tra chỉ rõ.
Trong đó số cán bộ của Học viện kiêm nhiệm tại Bệnh viện được nhận 2 lần thu nhập tăng thêm trong điều kiện Bệnh viện không có khoản thu lớn hơn chi, phải vay tiền để chi.
Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện thu hồi tiền chi thu nhập tăng thêm do chi không đúng quy định đối với các cá nhân đã nhận năm 2019, 2020. Chấm dứt trả lương các hợp đồng chuyên môn khi chưa xây dựng vị trí việc làm. Rà soát, đối chiếu các khoản công nợ để có kế hoạch thanh toán công nợ kịp thời. Đối với thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao khi xây dựng kế hoạch mua phải sát với thực tế sử dụng, tránh tình trạng tồn đọng nhiều trong kho dẫn đến tăng các khoản nợ phải trả, gây áp lực tài chính cho đơn vị.
![]() Trong văn bản báo cáo gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi, đại diện Công ty CP Licogi Quảng Ngãi (sau đây viết tắt là Công ... |
![]() Sau thời gian hoạt động trái phép, một công ty tự xưng là đơn vị môi giới cho Sàn chứng khoán quốc tế Scope Markets ... |
![]() Ngay khi công bố trên website chính thức của Tổng cục Thể dục Thể thao (TDTT), bộ nhận diện SEA Games 31 đã nhận được ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
