![]() |
Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Ảnh: Ý Yên |
Bệnh viện nợ 2 tháng lương
Tranh thủ giờ nghỉ trưa, nữ điều dưỡng Lê Thanh Huyền tất tả ôm bó rau, trái bầu đi giao cho khách. Chị đã có 12 năm làm việc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, chị thở dài khi nói về tình hình hiện tại: “Không có gì khởi sắc, lãnh đạo cứ bảo đồng hành nhưng hai tháng nay không có lương”.
Giữa lúc giá cả các mặt hàng tăng chóng mặt, cuộc sống của gia đình chị khó khăn hơn rất nhiều. Chị nhẩm tính, chưa đến 2 ngày đã mất 50 nghìn đồng tiền xăng cho việc đi lại, giá gas đã tăng 200 nghìn so với lần thay trước,…
Mọi thứ đều tăng giá cũng đồng nghĩa với việc bữa ăn hằng ngày của gia đình phải tiết giảm. “Trước đây còn món này, món nọ, bây giờ chỉ có món mặn và món canh. Cũng may rau, gạo được ông bà chu cấp”, nữ điều dưỡng chia sẻ.
Cuối năm ngoái, Bệnh viện Tuệ Tĩnh trả nợ lương 6 tháng được hơn 30 triệu, chưa kịp “ấm túi” thì phải trả nợ hết. Những tưởng năm mới sẽ khác, ai ngờ, Bệnh viện tiếp tục nợ lương 2 tháng nay, chị Huyền tiếp tục bươn chải trong vòng xoay “ngày mặc áo blouse, tối bán rau vỉa hè”.
![]() |
Nữ điều dưỡng Lê Thanh Huyền (thứ hai, từ phải) và các đồng nghiệp - Ảnh: Ý Yên |
“Có hôm lãi vài chục nghìn đồng, hôm nào nhiều hàng, đông khách thì được đôi trăm. Nhiều lúc nhận được lời hỏi thăm của bạn bè tôi lại thấy tủi thân. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải bươn chải vất vả thế này đâu. Bây giờ chúng tôi như ngọn đèn trước gió, cứ hắt hiu, mỏi mệt, làm đủ cách mà không đâu vào đâu. Mọi thứ rất mông lung”, chị Huyền trải lòng.
Đó cũng là tình cảnh, tâm trạng chung của hơn 150 nhân viên y tế tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh hiện nay, khi liên tiếp 2 tháng không nhận được lương. Nữ dược sĩ Đỗ Thị Thanh chia sẻ: “Tôi không nghĩ năm nay lại vất vả thế này. Cuối năm ngoái khi được trả lương, tôi cứ hy vọng năm nay sẽ tốt hơn, vậy mà bây giờ lại tiếp tục cảnh đi vay từng đồng để trang trải cho cuộc sống gia đình”.
Đồng chí Nguyễn Thị Hằng, Tổ phó Tổ Công đoàn khoa Lão, cho hay: “Lãnh đạo bệnh viện lúc nào cũng nói sẽ đồng hành, nhưng họ đều có lương còn chúng tôi thì không. Lãnh đạo khoa, phòng đi giao ban về phản ánh lại rằng Bệnh viện chưa có nguồn để trả lương. Lộ trình trả lương như thế nào chúng tôi không được biết”.
Tổ phó Tổ Công đoàn khoa Lão nói thêm: “Cuộc sống của đoàn viên, người lao động ai cũng khó khăn, bấp bênh. Tâm tư của anh chị em rất buồn. Tôi cũng đề đạt tới lãnh đạo Bệnh viện về việc quan tâm quyền lợi hợp pháp của người lao động nhưng tình hình không được cải thiện”.
Điều khiến đồng chí Hằng và nhiều người bức xúc là trong khi họ bị nợ lương thì đội ngũ lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn được hưởng nguyên lương.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Thị Hằng, Tổ phó Tổ Công đoàn khoa Lão, Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Ảnh: Ý Yên |
"Phải xin phép lãnh đạo Học viện và trả lời sau”
Để tìm hiểu rõ việc nợ lương, chiều 18/3/2022, PV Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tới Bệnh viện Tuệ Tĩnh để làm việc với ông Đoàn Quang Huy, Quyền Giám đốc Bệnh viện nhưng không gặp. Sáng 19/3, trao đổi qua điện thoại, ông Huy nói rằng vấn đề này ông phải “xin phép lãnh đạo Học viện (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – PV) và trả lời sau”.
Bệnh viện Tuệ Tĩnh được thành lập ngày 3/1/2006 theo Quyết định số 13/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đây là bệnh viện thực hành, trực thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Từ tháng 1/2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được điều chỉnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên sau đó, Bệnh viện xảy ra tình trạng nợ lương đối với cán bộ công nhân viên, người lao động.
Theo phản ánh của tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam là đơn vị trực tiếp ký hợp đồng lao động với họ. Chính vì vậy, họ đang nhờ luật sư tư vấn pháp luật, viết đơn khiếu nại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam về vấn đề nợ lương.
Luật sư Trần Hồng Phúc, Công ty TNHH Luật Nguyễn Chiến, người nhận tư vấn pháp luật miễn phí cho tập thể y, bác sĩ, cho rằng, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã vi phạm Điều 94, Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc trả lương cho người lao động, căn cứ trên cơ sở hợp đồng lao động đã ký.
Chiều 19/3, trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đã nắm được thông tin: “Chúng tôi vẫn sẽ kiến nghị để đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên, nhưng việc giải quyết thuộc quyền của lãnh đạo”. |
![]() Những ngày qua, chị Lê Thanh Bình - Tổ trưởng Tổ Công đoàn 1, Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học viện Y Dược học cổ truyền ... |
![]() Tối ngày 25/01/2022, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã chấm dứt tình trạng nợ lương kéo dài gần một năm qua. Nhận được tiền lương vào ... |
![]() Hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam), trong đó có ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
