![]() |
Ông Hoàng Văn Thức (Phó tổng cục trưởng Tổng Cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đeo mặt nạ phòng độc thực tế tại nhà kho sáng 31/8 - Ảnh: Dân trí. |
Chủ tịch Hà Nội, tại cuộc họp với các cơ quan chuyên môn và các đơn vị có liên quan chiều ngày 5/9, cho rằng “Khi xuống hiện trường vụ cháy ở Rạng Đông, trong khi mọi người đeo khẩu trang mà cán bộ lại đeo mặt nạ phòng độc là phản cảm”. TP cũng vừa “ hỏa tốc” mời chuyên gia nước ngoài giám định ô nhiễm sau vụ cháy Rạng Đông. Còn Rạng Đông thì “ nhanh nhảu” hơn, vẫn để công nhân làm việc bình thường tại nơi mà 1 tuần sau, Bộ TN-MT kết luận ảnh hưởng xấu cho sức khỏe!? Nhưng…
Hình ảnh ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) một mình một mặt nạ phòng độc đứng giữa đám đông cấp dưới trang bị mỗi khẩu trang y tế ở hiện trường vụ cháy Rạng Đông nhận không ít “ gạch đá”. Ông ấy có thể “phản cảm” theo góc nhìn của Chủ tịch Chung nhưng làm như vậy mới đúng đắn và an toàn. Số đông xung quanh còn lại có thể không biết, không có mặt nạ hay không lường nhưng ít nhất chính họ cũng chưa ý thức được an toàn cho bản thân!
An toàn hay phản cảm, có lẽ theo cách đánh giá của mỗi người. Tuy nhiên khi mà sức khỏe bị ảnh hưởng, thủy ngân đã phát tán và nhiễm độc có thể xảy ra thì tôi tin đa số sẽ lựa chọn như ông Thức nếu có điều kiện. Tôi còn muốn hỏi : Rạng Đông và chính quyền Thanh Xuân biết hay không gần 20 kg thủy ngân đã “ chảy” ra môi trường xung quanh? Nhưng dù biết hay không thì cách họ vội vã thông báo an toàn, buộc công nhân làm việc ngay bất chấp nguy cơ mất an toàn vô cùng đáng trách. Càng đáng trách hơn khi nơi có thẩm quyền “ phân xử” đúng sai lại ngồi im, đứng chờ!?
8 ngày sau vụ cháy mới có họp bàn, “ hỏa tốc” mời chuyên gia giám định ô nhiễm phải chăng là không phản cảm? Để hàng ngàn người dân, HS, SV trong vòng bán kính 500m thủy ngân ảnh hưởng liệu phản cảm hay không? Hàng trăm công nhân và các lực lượng khác liệu có bị “ đẩy” vào vùng mất an toàn khi người ta biết không an toàn? Hết đoàn này, lực lượng khác “ xông” vào hiện trường nhưng chỉ thấy mỗi ông Tổng cục phó mang mặt nạ phòng độc, liệu có an toàn hay không?…. Những câu hỏi đó không chỉ riêng Rạng Đông, Thanh Xuân phải trả lời mà UBND TP Hà Nội cũng cần giải thích rõ ràng.
Vụ cháy đã đi qua nhưng con người còn ở lại, cuộc sống vẫn tiếp diễn và thủy ngân vẫn “ lẩn khuất”. Làm thế nào để bất an qua đi và an toàn sẽ tới thì chỉ thông báo của Bộ TN-MT chưa đủ. Thông báo ấy càng “lọt thỏm” trong những thông tin bất nhất, cách làm bất cập và xử lý bất an thời gian qua của chính quyền sở tại. Dù cho những chuyên gia “ hỏa tốc” sau gần chục ngày sẽ kết luận thế nào thì những kêu cứu của dân xung quanh Rạng Đông đã gửi, cảnh báo ảnh hưởng xấu của thủy ngân trong bán kính 500m đã có và nguy cơ mất an toàn đã hiển hiện. Tôi tin rằng những chuyện này để lâu ngày nào, những sự việc “chỏi nhau” lâu ngày ấy và phản cảm sẽ chất chồng.
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
