![]() |
Lãnh đạo và LĐLĐ thành phố chụp ảnh kỷ niệm tiễn công nhân xa quê về ăn Tết Canh Tý 2020. Ảnh: Dương Thùy |
Đến tiễn công nhân về quê đón Tết, có đồng chí Nguyễn Trần Phượng Trân - Phó ban dân vận Thành ủy; đồng chí Kiều Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố; Đồng chí Phạm Chí Tâm – Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố cùng 458 công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết.
Huỳnh Văn Tuấn - Chủ tịch Công đoàn khu chế xuất và khu công nghiệp Thành Phố mong muốn công nhân được về quê đón Tết, đi đến nơi về đến chốn và quay lại khu chế xuất, khu công nghiệp đúng thời gian làm việc để lao động, sản xuất, phát triển kinh tế của thành phố. Đồng thời ông cũng kính chúc công nhân về quê ăn Tết sum học gia đình Xuân Canh Tý 2020 thật hạnh phúc, đầm ấm, yên vui.
Chị Nguyễn Thị Hà (công nhân tại KCN Linh Trung 1, quận Thủ Đức) chia sẻ rằng: "Hai mẹ con chị dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị bắt xe ra ga tàu. Con gái chị thường ngày rất lười dậy sớm nhưng khi được mẹ nói dậy để đi tàu về quê đã rất hào hứng, rạng rỡ “ Được về quê, về quê hả mẹ".
“Còn tôi vô cùng háo hức và mong chờ để về quê, đã 3 năm rồi tôi chưa ăn Tết cùng gia đình nên, năm nay khi nhận được vé tàu Tết từ Công đoàn tôi vui lắm. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến LĐLĐ thành phố và Công đoàn công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi có được tấm vé nghĩa tình để về quê ăn Tết.” - Chị Hà tâm sự.
![]() |
Công nhân làm thủ tục trước khi lên tàu về quê đón Tết Canh Tý 2020. Ảnh: Dương Thùy |
Hoàng Thị Thúy An, quê tại Nghệ An, đang làm việc tại KCN Linh Trung II cho biết: "Chị và chồng đều nhận được tấm vé nghĩa tình từ Công đoàn. Chồng chị nhận vé xe ô tô còn chị nhận được vé tàu. Hai vợ chồng chị đều vui và rất háo hức khi cùng được về quê trong một ngày, cả hai vợ chồng vui quá không ngủ được chỉ mong đến sáng nhanh nhanh lên xe, lên tàu về quê ăn Tết. Hai vợ chồng tôi cũng khá vất vả, phải thuê trọ ở Bình Dương, hai con thì gửi về quê ngoại để ông bà chăm. Mọi người hay thắc mắc sao không để ông bà nội chăm, vì bố mẹ chồng đều già yếu cả. Mà cho hai con lên Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng tôi không đủ tiền và không đủ thời gian để nuôi con, chăm con hay cho con đi học. Nên tốt nhất là vợ chồng để con với ông bà ngoại, hai vợ chồng làm trên này rồi gửi tiền về. Ở quê, cuộc sống và các sinh hoạt phí đều rẻ hơn rất nhiều so với trên thành phố đắt đỏ này.”
![]() |
Công nhân lên tàu để về quê. Ảnh: Dương Thùy |
Đúng 9giờ 20 phút sáng, đoàn tàu chở công nhân về quê ăn Tết lăn bánh tại sân ga Sài Gòn. Không khí Tết đã theo chân công nhân các KCN, KCX tại TP. Hồ Chí Minh về quê đón Tết sum vầy. Một năm mới lại đến, công nhân mong muốn rằng, sang năm mới, công việc thuận lợi hơn, lương được tăng cao và Công đoàn tiếp tục hỗ trợ cho công nhân những tấm vé nghĩa tình về quê ăn Tết năm tiếp theo.
![]() Tối nay 19/1/2020, tại Quận 7 đã diễn ra chương trình "Tết sum vầy" họp mặt 395 hộ gia đình công nhân có hoàn cảnh ... |
![]() “10 năm lập nghiệp ở Quảng Nam, đây là lần đầu tiên tôi đi “Chuyến xe Công đoàn”, tôi thật sự cảm thấy rất vui”, ... |
![]() Ngày Tết, bạn không tránh khỏi những cuộc vui có bia, rượu. Sau đây là một số thực phẩm quen thuộc để nhanh chóng lấy ... |
![]() Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh, chủ động đối phó với dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn cấp cứu ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
