Đó là những con số ấn tượng của vải Lục Ngạn nằm trong chuỗi chương trình khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP. Chương trình do Trung ương Đoàn tổ chức tại Bắc Giang với sự tham gia của 350 đoàn viên, thanh niên, chủ hợp tác xã và các chuyên gia, TikToker nổi tiếng.
Bắc Giang đã có một kế hoạch tổng thể để “chiếm sóng” mạng xã hội với những hastag "Hello Bắc Giang" và "Bắc Giang đa sắc" với tổng lượt xem lên tới hơn 30 triệu lượt người theo dõi. Đáng nói, con số này vẫn đang gia tăng hàng giờ.
Sự thành công vang dội này của Bắc Giang không chỉ đong đếm bằng số tấn vải, số doanh thu giúp bà con nông dân tỉnh này. Họ có được những lợi ích rất thực tế về sự nhận diện các sản phẩm địa phương của tỉnh như vải thiều, mỳ chũ. Bên cạnh đó, khi câu chuyện thành xu hướng trên mạng xã hội, rất nhiều người đã vượt đường xa tới tận Bắc Giang để trực tiếp chứng kiến cây vải, ăn vải, rồi họ lại quay clip để quảng bá địa phương trên mạng xã hội.
Một vòng lặp hoàn hảo để những ngày này, những đặc sản địa phương, những chốn ăn chơi Bắc Giang bỗng chốc xuất hiện khắp mạng xã hội. Tất cả là do ngọn “đuốc mồi” được tỉnh xử lý rất bài bản và xuất sắc. Việc tận dụng mạng xã hội, đánh giá đúng mức vai trò của những người nổi tiếng trên mạng và hợp tác với họ là điểm sáng trong cách nghĩ và làm của Bắc Giang.
Bắc Giang không phải địa phương đầu tiên chiếm sóng mạng xã hội. Trước đó là Hải Phòng với “Food Tour” (Tua du lịch ăn uống). Bằng một sự tình cờ, trào lưu đi tàu về Hải Phòng ăn uống nở rộ. Các hàng quán nổi tiếng Đất Cảng đồng loạt gấp đôi, gấp ba doanh thu. Thành phố cũng nhanh chóng phát tờ rơi các địa chỉ được địa phương gợi ý. Nhưng dù sao, câu chuyện của “Thành phố Hoa phượng đỏ” vẫn ít nhiều may mắn.
Còn Bắc Giang là địa phương đầu tiên chủ động mở chiến dịch quảng bá sản vật, du lịch địa phương bằng việc tận dụng mạng xã hội và những người nổi tiếng trên mạng. Những năm trước, tỉnh này cũng nhờ người nổi tiếng livestream trên mạng để bán vải song chừng mức vẫn chỉ dừng lại ở các buổi livestream đơn lẻ, không nhận được hưởng ứng.
Còn lần này, nhờ các TikToker, họ đã tạo ra ngọn lửa mồi để bùng phát thành một “đám cháy” lớn khi hiện tại, nhiều người trẻ để Bắc Giang để ngắm cây vải và làm clip. Hoàn hảo hơn, họ cũng tập huấn, hỗ trợ cho chính những thanh niên địa phương tạo nội dung trên mạng xã hội. Để về lâu về dài, chính những con em của tỉnh sẽ là người tạo ra các trào lưu.
Trên thế giới, việc chính quyền chủ động tạo ra các “làn sóng” livestream, thúc đẩy phát triển vùng đất địa phương không phải mới. Từ năm 2022 hàng trăm lãnh đạo du lịch văn hóa ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã đăng tải đồng loạt trên các mạng xã hội 110 clip với nội dung "Giám đốc du lịch văn hóa nói về du lịch văn hóa". Các clip được thực hiện công phu, chỉn chu với rất nhiều cảnh quay thực địa chứ không phải ngồi phòng họp nói vài câu.
Bên cạnh đó, người đứng đầu các cấp thấp hơn của địa phương của Tứ Xuyên cũng thực hiện các clip về quê hương mình. Họ tham gia nghiêm túc như những người trẻ thực hiện clip “chill chill” khiến khách tới các điểm du lịch tăng vọt, đặc biệt là các vùng xa xôi, hẻo lánh vốn ít người biết tới trước đây.
Chuyện trong nước, chuyện quốc tế để thấy, chúng ta thừa nhận mạng xã hội có nhiều mặt trái. Song, với xu hướng phát triển như hiện nay, mạng xã hội cũng là “đũa thần” cho các lĩnh vực cần quảng bá như du lịch, nông sản, đặc sản địa phương mà chúng ta không nên bỏ qua.
Hơn thế, bản thân việc sản xuất những nội dung “sạch” về địa phương, hướng người dùng vào những nội dung tích cực cũng là làm môi trường mạng thêm lành mạnh và đúng đắn.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
