
VARS còn cho biết, tại nhiều TP lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, hiện tượng căn hộ tái định cư bị bỏ hoang không còn hiếm gặp. Nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở, xuống cấp, gỉ sét, mục nát nhiều năm ròng.
Đấy là chưa kể ngân khố eo hẹp còn phải bỏ ra hàng trăm tỉ để bảo dưỡng bảo trì mỗi năm và biết bao cuộc họp bàn hướng tháo gỡ để rồi đâu lại vào đấy! Đây không phải là lần đầu và có khi cũng chẳng là lần cuối nghịch lý này tái diễn. Nhà vẫn bỏ hoang, loay hoay họp bàn tìm cách có nơi ở cho người thu nhập thấp vẫn hết năm này sang năm khác.
Nơi đất chật người đông bậc nhất cả nước như TP HCM thì theo thống kê của Sở Xây dựng TP này, hiện có gần 9.000 căn hộ tái định cư bỏ trống, không có người ở. Các căn hộ tái định cư này nằm rải khắp các quận huyện, TP Thủ Đức.
Nhiều nơi có số lượng căn hộ để trống lớn như khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức) còn hơn 5.300 căn, xếp thứ hai là Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) với hơn 1.400 căn, các quận như 12, 7, Bình Thạnh có vài trăm căn.
Thành phố đã tìm hướng xử lý, tuy nhiên sử dụng hiệu quả không nhiều và đã vài lần tổ chức đấu giá, tính cách chuyển sang căn hộ thương mại nhưng không thành!
Trong khi đó, biết bao người lao động từ khắp nơi đổ về TP HCM chen chúc chật chội trong phòng trọ vài mét vuông, nhiều khu “ổ chuột” ven kênh rạch hay các nhà thuê đầy những nguy cơ cháy nổ và hiểm họa chực chờ!
Còn tại Hà Nội, mấy vụ cháy trong các “hộp diêm” xót thương đau đớn vẫn lặp lại bên cạnh những khu tái định cư bỏ hoang hàng ngàn căn.
Gần chục dự án đã hoàn thành nằm rải rác ở các quận Long Biên, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy nhưng bị bỏ không suốt nhiều năm qua khiến cơ sở vật chất, hạ tầng xung quanh xuống cấp. Một số dự án còn nằm ở những vị trí đắc địa thi gan cùng mưa nắng nhiều năm nay!
Ai cũng thấy, cấp trên đã hiểu, bàn bạc nhiều, họp hành cũng chẳng ít nhưng làm thế nào để chuyển hàng chục ngàn căn hộ hoang hóa đó thành nhà ở xã hội hay sử dụng được cho người thu nhập thấp thì vẫn chờ và chờ!
Cơ quan quản lý và điều hành, thay vì vất vả xử lý hậu quả những vụ cháy thương tâm trong các khu nhà trọ không lối thoát, chung cư mini thì cần sớm hoàn thiện quy trình, cơ chế để nhà bỏ hoang thành nơi ở sử dụng được.
Làm sớm điều đó không chỉ bớt lãng phí mà còn góp phần giải quyết an sinh thực tế bằng những chính sách nhân văn.
Những khu trọ hộp diêm hay dãy ổ chuột mà người nghèo "tự nguyện" lựa chọn khi không còn giải pháp nào khác chẳng phải lỗi của họ, nhất là khi còn hàng chục ngàn căn hộ bỏ hoang như thế. Những biện minh vướng cơ chế, chưa có quy định hay a-b-c-d gì đó ai cũng thấy đó không phải là cách nhìn nhận trách nhiệm đúng đắn và phương hướng xử lý căn cơ.
Nghịch lý vô vàn nơi ở bỏ hoang và giấc mơ có nhà vẫn ám ảnh hàng đêm biết bao người lao động nếu chỉ để họp rồi bàn thì mãi mãi vẫn là những quyết tâm trên giấy, hô hào hội nghị.
Còn đến bao giờ 18.000 căn hộ bỏ hoang kia hiện thực hóa giấc mơ có nhà thì vẫn ngóng trông ở tương lai…
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "18.000 căn hộ bỏ hoang và giấc mơ có nhà", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
