![]() |
Một cháu bé bị người mẹ bỏ rơi với lý do "còn phải đi lấy chồng" khiến nhiều người xem đi xem lại cả nghìn lần, lần nào cũng vẫn thương cảm bật khóc. Ảnh tintuconline.com.vn |
Trên mạng xã hội công nhân, nhiều bạn chia sẻ clip một cháu gái khoảng 5 - 6 tuổi bố mẹ bỏ nhau đang kể về hoàn cảnh của mình. Một bạn viết: “Đi làm công ty suốt ngày bồ bịch, hậu quả là làm khổ con cái. Bố mẹ thấy con như thế này có sung sướng không?”. Bạn khác thì viết: “Thương quá, xem một nghìn lần vẫn khóc”...
Tôi cũng không cầm được nước mắt xem clip ấy. Cháu bé kể, đi học có bạn hỏi sao bố mẹ không đưa đón? “Bố mẹ tớ bỏ nhau rồi”, cháu nói. Từ nhỏ cháu ở với bố - có lẽ mẹ cháu bỏ đi - bố thì ốm đau. “Cháu ước có tiền chữa bệnh cho bố. Cháu sợ một sáng tỉnh dậy bố không còn trên đời này. Không còn ai kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, không còn ai hỏi thăm cháu mỗi lần đi học về... Cháu chỉ mong gia đình đoàn tụ. Cháu hỏi sao bố mẹ bỏ nhau, bố nói cháu lớn lên sẽ hiểu. Giờ cháu vẫn chưa hiểu, có lẽ vì cháu còn bé”...
![]() |
Không biết vì lý do gì khiến ông bố này phải một mình chăm sóc con; song việc làm của anh khiến hàng nghìn người chia sẻ, xúc động. Ảnh kienthuc.net.vn |
Tôi không biết có phải đó là gia đình công nhân không? Có lẽ các bạn chia sẻ clip như một lời cảnh tỉnh những bạn công nhân đang ngoại tình, cặp kè ngoài luồng tỉnh ngộ. Rằng, hãy dành vài phút xem clip ấy để hiểu gia đình của bạn đang bên bờ vực tan vỡ mà kịp dừng lại. Bởi con bạn sẽ phải gánh hết khổ đau, tội lỗi do người lớn gây ra.
Tôi thấy không mấy ngày trên các trang mạng xã hội công nhân không chia sẻ clip đánh ghen, rồi “bóc phốt” ngoại tình. Các khu công nghiệp tập trung hàng chục, hàng trăm nghìn công nhân, những người trẻ tuổi độc thân, những người đã có chồng, vợ nhưng xa gia đình. Khao khát hơi ấm lứa đôi, nỗi cô đơn đằng đẵng trong căn phòng trọ... khiến nhiều bạn không làm chủ được mình.
![]() |
Anh công nhân Trần Văn Phi làm việc tại một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, vợ chồng chia tay, anh một mình nuôi con. Hoàn cảnh của anh khiến nhiều người ứa nước mắt. Ảnh Minh Khôi |
Tôi nghĩ mỗi vụ ngoại tình được phát hiện, mỗi vụ đánh ghen xảy ra gần như chắc chắn gia đình ấy sẽ tan vỡ, nếu không cũng không còn êm ấm như trước. Thậm chí, chỉ nghi ngờ thôi, cuộc sống gia đình cũng đã ngột ngạt rồi. Làm thế nào giải tỏa được “cái răng” ghen tuông ấy ở trong tim; làm thế nào để không khí cuộc sống gia đình vui vẻ khi có nỗi nghi ngờ, ghen tuông ấy?
Đến một lúc nào đó, không chịu đựng được nữa, hoặc kiên quyết rũ bỏ, giải phóng cho nhau, vợ chồng sẽ kết thúc cuộc sống chung bằng một phiên tòa. Đứa con có cha thì không có mẹ và ngược lại. Một lúc nào đó, chúng lại phải làm quen, gọi một người đàn ông, đàn bà xa lạ khác là dượng, là dì.
![]() |
Nhiều bạn nữ công nhân "nhỡ nhàng" phải làm mẹ đơn thân bất đắc dĩ. Hầu hết các trường hợp đều rất khó khăn. Trong ảnh, nữ công nhân một doanh nghiệp may. Ảnh baolongan.vn |
Đứa con là kết quả của tình yêu lứa đôi. Chúng không có quyền lựa chọn được sinh ra, nhưng chúng có quyền được hưởng hạnh phúc; được lớn lên trong tình yêu thương và được học hành. Bỏ rơi chúng, khiến chúng bất hạnh là một tội ác.
Tại sao đã làm cha, làm mẹ mà vẫn ích kỷ chạy theo niềm vui cá nhân? Người dám bỏ cả đứa con mình đẻ ra thì không có gì quan trọng, thiêng liêng với người ấy nữa. Cái gì trên đời khiến họ trân trọng, nâng niu? Tôi nghĩ khó mà đặt cược vào tình bạn hay những gì họ hứa.
Đừng để “quá mù ra mưa”. Những ai đang phiêu lưu hay chớm bước vào trò chơi tình ái, hãy nhớ họ đang đùa với lửa. Hãy mang lại cho trẻ nụ cười, thay vì nước mắt.
![]() Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là những người có thu nhập khá và cao. Năm 2020, Quốc hội đã thông ... |
![]() Từ những cái tên lạ lẫm với đa số người dân, chỉ trong một tháng, dư luận lần lượt rành rẽ từ tên gọi, địa ... |
![]() Nhiều người cho rằng công đoàn chỉ là một tổ chức làm phong trào, nặng về bề nổi, hô hào, ít đi vào thực ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
