![]() |
Cháu Sùng Thị Giàng, dân tộc Mông ở Hà Giang, con anh công nhân Sùng Mí Thà bị tai nạn lao động chấn thương sọ não đang kể lại quá trình được công đoàn hỗ trợ từ thành phố Hồ Chí Minh đến khi trở về nhà và được đi học nghề. Trường hợp của cháu có thể là câu trả lời cho câu hỏi "Công đoàn làm gì nhỉ?". Ảnh Thu Chinh |
Chúng ta vẫn nghe những thắc mắc như vậy chỗ này, chỗ kia. Trả lời thuyết phục thật không dễ dàng.
Trên mạng xã hội công nhân, một bạn viết: “Vào công đoàn mỗi năm mất mấy trăm nghìn mà chẳng được tích sự gì”. Ngay bên dưới, có bạn bình luận: “Mỗi năm bạn mất mấy trăm nghìn thì riêng tết đã được 500 nghìn. Lại còn mỗi lần ốm đau, hiếu hỉ được tặng quà. Tham gia công đoàn, đóng đoàn phí để công đoàn lấy tiền đó chăm lo lại công nhân. Bạn nghĩ công đoàn có xưởng in tiền chắc?”
Công đoàn là tổ chức đại diện của người lao động, có chức năng chủ yếu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Vì điều đó mà công đoàn sinh ra, vì mục tiêu đó mà công đoàn tồn tại và hoạt động. Chừng nào công nhân lao động còn là bên yếu thế trong quan hệ lao động, còn thiệt thòi, chừng đó công đoàn còn sát cánh với người công nhân. Không chỉ ở Việt Nam, công đoàn các nước cùng chung nhiệm vụ ấy.
![]() |
Nhiều cán bộ công đoàn vốn là công nhân trưởng thành mà nên. Họ luôn cố gắng làm tốt nhất nhiệm vụ của mình, dù chưa được ghi nhận đúng mức. Trong ảnh, ông Mai Thành Phương, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam và anh công nhân Nguyễn Xuân Điệp (giữa) đang kể lại quá trình anh Điệp được giúp đỡ chuyển địa bàn làm việc về gần nhà. Ảnh T.C |
Tại Tọa đàm “Vòng tay Công đoàn” do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức mới đây, ông Mai Thành Phương, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam; ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Giang, bà Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp Vsip Bình Dương đều chia sẻ tâm tư về công việc của mình; song khẳng định, họ vẫn làm hết sức mình với cái tâm vì đoàn viên và người lao động.
Quả là có phần không công bằng khi xã hội chưa có sự ghi nhận đúng mức những đóng góp thầm lặng mà to lớn của họ. Tuy vậy, sự đánh giá khắt khe cũng là động lực để người làm công đoàn nỗ lực vươn lên. Ngành Giáo dục, Y tế… cũng phải chịu không ít những nhận định nặng nề. Chỉ có cách phải làm tốt hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của người dân, đoàn viên và toàn xã hội.
![]() |
Người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhận quà của Chương trình "Vòng tay công đoàn" do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức mới đây. Ảnh T.C |
Ông Nguyễn Văn Chung kể, được tin từ Tạp chí Lao động và Công đoàn về trường hợp anh công nhân Giàng Mí Thà, dân tộc Mông từ Hà Giang vào Đồng Nai làm công nhân, chẳng may bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, ông đã trực tiếp đến tận nhà thăm hỏi. Biết nguyện vọng của cháu Sùng Thị Giàng, con gái anh Thà muốn học nghề may, ông lại sang Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang thuyết phục trường nhận cháu vào học. Chi phí ăn ở, học hành do Liên đoàn Lao động Hà Giang và Tạp chí Lao động và Công đoàn cùng chi trả. Ông cũng cam kết sẽ giới thiệu việc làm cho cháu khi ra trường. Chưa hết, Liên đoàn Lao động Hà Giang còn nung nấu ý định phối hợp với Công đoàn Đường sắt Việt Nam xây cho anh Sùng Mí Thà một căn nhà…
Bên cạnh các hoạt động chăm lo trên diện rộng xã hội biết đến, mà cao điểm vào Tháng Công nhân, Tết Nguyên đán, các cấp công đoàn còn làm những việc rất thiết thực như trường hợp anh Sùng Mí Thà và con gái anh. Có thể nói, sự giúp đỡ đó đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của họ. Những trường hợp như vậy làm nổi bật vai trò, hình ảnh, vị trí của công đoàn.
![]() |
"Công đoàn làm gì nhỉ?" Đây, nhiều năm triển khai Chương trình "Mái ấm Công đoàn", đã có hàng vạn gia đình công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được tổ chức Công đoàn hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở. Ảnh nhandan.com.vn |
Tôi biết còn nhiều trường hợp khác chưa được tuyên truyền rộng rãi. Ví như tại một đơn vị ở Sóc Trăng, công đoàn đứng ra lo đất cho công nhân làm nhà. Hay ở Tây Nguyên, có cô giáo, thầy giáo là người dân tộc thiểu số, luôn mặc cảm tự ti không thạo tiếng phổ thông, không nhanh nhẹn giỏi giang như các thầy cô người Kinh nên ngại ngần, khép kín. Công đoàn đã kiên trì vận động các thầy cô tham gia một số hoạt động. Từ thể thao, văn nghệ đến mạnh dạn tham dự các cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Rồi các thầy cô hòa nhập hoàn toàn lúc nào không hay. Giờ đây họ tràn đầy tự tin, tích cực tham gia các hoạt động và cảm nhận sự thay đổi thực sự cuộc sống của mình. Các quan hệ rộng mở hơn, chuyên môn giỏi hơn, thu nhập nhờ thế cũng được cải thiện…
![]() |
"Tết Sum vầy" là hoạt động lớn của công đoàn dịp Tết Nguyên đán, qua đó hàng vạn công nhân lao động đã được công đoàn chăm lo, góp phần giúp họ có một cái tết đủ đầy. Ảnh nhandan.com.vn |
Vai trò của công đoàn có thể thấy rõ ràng như trường hợp anh Thà ở Hà Giang, có thể khó nhận biết hơn như với các thầy cô giáo dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, song đều chung việc làm vì đoàn viên, người lao động.
Tôi rất mừng khi biết Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa phát động cuộc thi mang tên “Vòng tay Công đoàn”, nhằm phát hiện, giới thiệu nhiều hơn nữa những hoạt động chăm lo mà nhờ thế đoàn viên, người lao động có sự thay đổi thực chất cuộc sống của mình.
Tôi vui, hy vọng và chờ đón.
![]() Mới 19 tuổi, bị tai nạn cụt cả hai chân, anh công nhân Nguyễn Thanh Điền từng không thiết sống nữa. Song, nhờ tình yêu ... |
![]() Giữa những ngày lũ lụt tang thương này, sau khi chứng kiến bao mất mát về người và của do lũ lụt, do sạt ... |
![]() “Cả nhà ơi, mọi người đâu hết rồi, con tôi đâu rồi. Ai cứu họ giúp tôi với...”. Đó là lời gào khóc của chị ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
