Hoạt động Công đoàn

Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng vừa có buổi làm việc với Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH IIYAMA SEIKI Việt Nam (Công ty IIYAMA SEIKI) để xác minh, làm rõ thông tin liên quan đến kiến nghị của tập thể công nhân.
Công nhân bức xúc vì công ty thông báo sa thải in kèm ảnh bạo lực Vụ công nhân bị sa thải in kèm ảnh bạo lực: NLĐ làm đơn kiến nghị

Thông báo sa thải và hình ảnh bạo lực do Giám đốc tự làm, tự đăng

Buổi làm việc sáng 26/9/2022 có đồng chí Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch Khu Kinh tế Hải Phòng; ông Yoshiharu Jin - Giám đốc Công ty IIYAMA SEIKI; các Trưởng phòng Nhân sự, Quản lý sản xuất; Chủ tịch Công đoàn cơ sở và 8 người lao động của Công ty.

Nội dung chính của buổi làm việc là xác minh thông tin Công ty IIYAMA SEIKI làm sai luật, đe dọa công nhân được đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc dư luận.

Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động
Công ty IIYAMA SEIKI có địa chỉ tại số 5 đường Đông Tây, Khu Đô thị, công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải Phòng, xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ảnh: CNCC

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty IIYAMA SEIKI giải trình về vụ việc 2 nam công nhân xin nghỉ việc nhưng Công ty dán thông báo sa thải kèm hình ảnh bạo lực. Theo đó, 2 công nhân này có đơn xin nghỉ việc từ ngày 23/8/2022. Công ty thỏa thuận đồng ý đến ngày 24/9/2022 sẽ cho hai công nhân nghỉ việc. Công ty tạo điều kiện cho công nhân nghỉ trước ngày 24/9/2022 và công nhân đã nhất trí.

Về thông báo sa thải gây bức xúc, phía Công ty giải thích do "Giám đốc tự làm, tự đăng, nội dung dịch văn bản chưa thông qua các phòng, ban của Công ty. Giám đốc tự tay tháo gỡ ngay sau đó; tuy nhiên, hình ảnh đưa lên bị chụp lại trước khi gỡ".

Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động
Hình ảnh gắn với thông báo sa thải công nhân của Công ty IIYAMA SEIKI . Ảnh: CNCC

Về vấn đề chụp ảnh trong nhà vệ sinh, phía Công ty cho biết, Giám đốc kiểm tra ca đêm không thấy công nhân làm việc nên đã vào khu vực nhà xưởng kiểm tra, trong đó có cả khu vực vệ sinh và chụp ảnh (chỉ chụp 1 lần).

Về việc Giám đốc chụp ảnh phòng nghỉ của công nhân, Công ty giải thích rằng Giám đốc chỉ muốn xác nhận công nhân có vi phạm hay không, bởi phòng nghỉ cũng không được sử dụng điện thoại, theo quy định.

Theo đồng chí Bùi Quang Phú - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho rằng hình ảnh kéo cắt ngang cổ dán kèm thông báo sa thải đã gây tâm lý hoang mang trong công nhân, họ cảm thấy bị đe doạ.

Tại buổi làm việc, các công nhân cũng cho biết bị ảnh hưởng tâm lý bởi hình ảnh bạo lực trên bảng tin của Công ty. Họ nói thêm rằng, việc sử dụng điện thoại trong khu vực làm việc là sai Nội quy lao động, ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất. Tuy nhiên, cá nhân có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm. Việc Giám đốc chụp ảnh công nhân khi ở trong nhà vệ sinh là ảnh hưởng quyền riêng tư cá nhân. Công nhân đề nghị cần xác nhận hành vi này là đúng hay sai.

Vụ công nhân bị sa thải kèm ảnh bạo lực: Công đoàn vào cuộc bảo vệ người lao động
Thời điểm công nhân phát hiện ra thông báo sa thải hai công nhân được Giám đốc dán trên bảng tin kèm hình ảnh "bạo lực". Ảnh: CNCC

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng nhận định hai công nhân có đơn xin nghỉ, Công ty đồng ý và ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là đúng theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên việc Công ty dán thông báo sa thải kèm theo hình ảnh “cây kéo cắt cổ” làm cho công nhân bức xúc là không đúng quy định.

Đồng chí Quang nhấn mạnh, Công ty có quyền giám sát việc thực hiện nội quy lao động, tuy nhiên, việc vào nhà vệ sinh, phòng nghỉ chụp ảnh khi không được người lao động đồng ý là sai quy định.

Giám đốc Công ty phải xin lỗi công nhân

Sau khi thảo luận, các bên thống nhất đi đến kết luận: "Chậm nhất cuối giờ chiều ngày 27/9/2022, Giám đốc sẽ có thư xin lỗi và cam kết không có những hành vi nêu trên (trừ trường hợp tham gia Đoàn giám sát với Công đoàn Công ty)".

Công ty cần xây dựng quy chế dân chủ theo quy định Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, quy định rõ thời gian tổ chức đối thoại, Hội nghị người lao động giải quyết vấn đề vướng mắc và nghe đề xuất kiến nghị của người lao động. Chậm nhất trước ngày 30/9/2022, Công ty sẽ tổ chức Hội nghị người lao động.

Chậm nhất ngày 27/9/2022, Công đoàn Công ty phải thành lập các Tổ Công đoàn và tổ chức họp ngay để tập hợp ý kiến của người lao động, đưa ra giải quyết tại Hội nghị người lao động sắp tới.

Bên cạnh đó Công ty sẽ phối hợp với Công đoàn cơ sở thành lập Tổ giám sát để kiểm tra việc thực hiện Nội quy lao động (quy chế, nội dung, thành phần, hình thức hoạt động cụ thể của Tổ giám sát sẽ do Hội nghị Người lao động quyết định).

Rau siêu thị, rau chợ và bài toán lòng tin Rau siêu thị, rau chợ và bài toán lòng tin

Vụ việc hàng loạt chuỗi siêu thị bị phanh phui có nhập rau ở chợ đầu mối, rau không rõ nguồn gốc vào siêu thị ...

"Sốt" đất ảo lại tái phát: Cần điều trị ngay

Theo Báo Tiền Phong, trưa 24/9, trên mạng xã hội đăng tải clip ghi hình hàng trăm người tập trung ở một khu vực trồng ...

Thuốc, thực phẩm chức năng giả và những cái chết từ từ! Thuốc, thực phẩm chức năng giả và những cái chết từ từ!

Dư luận và dân chúng đang đổ dồn vào chuyện nóng thiếu thuốc cùng vật tư y tế nên “tạm quên” đi việc khác nguy ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm