3 người trong gia đình tử vong
Ngày 30/12, trên địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh xảy ra vụ tai nạn lao động trên tàu chở gỗ dăm khiến 3 người trong một gia đình tử vong.
Cụ thể, con tàu mang số hiệu NĐ 2388 do anh Ninh Quang Cách (SN 1985, trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) làm chủ tàu, di chuyển theo hướng từ Thái Nguyên về TP Hạ Long, đỗ tại Phao số 9 thuộc đầu tuyến sông Cái Tắt (địa phận xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên) thì bị mắc cạn. Các thuyền viên trên tàu đã tiến hành kiểm tra sửa chữa, bơm nước.
![]() |
Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường. Ảnh: CACC |
Có 3 người xuống khu vực sửa chữa khoang máy để kiểm tra gồm: anh Ninh Quang Cách, chị Trần Thị Mến (SN 1985, vợ anh Cách) và anh Ninh Mạnh Hùng (SN 2006, con trai anh Cách). Cả 3 người sau đó không thấy lên tàu.
Thuyền viên Trần Mạnh Quyết (SN 1993) là người phát hiện sự việc, định xuống cứu người nhưng khi bước xuống bậc thang thì thấy khó thở nên đã quay trở lên và gọi người giúp đỡ.
Ngay sau khi nhận được thông tin, UBND thị xã Quảng Yên đã huy động Cảnh sát PCCC và CNCH, Cảnh sát Đường thủy phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường, sử dụng mặt nạ chống độc đưa 3 nạn nhân ra khỏi khu vực khoang máy. Tuy nhiên cả 3 đã tử vong.
Thông tin ban đầu, cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân khiến 3 nạn nhân tử vong là do bị ngạt khí.
![]() |
Khoang máy nơi 3 thuyền viên tử vong. Ảnh: CACC |
Nguyên nhân từ đâu?
Theo các chuyên gia, thủ phạm gây chết người trong những vụ tai nạn thương tâm như trên là do các khí độc (CO, CO2, CH4, H2S...) có nhiều ở những nơi có sự phân hủy của các chất hữu cơ.
Chuyên gia cho rằng, máy tàu ở không gian kín, trong quá trình hoạt động, khu vực này sẽ tăng dần CO2, đồng thời hình thành thêm khí CO.
Hỗn hợp CO và CO2 cực kỳ nguy hiểm, gây tử vong rất cao. Trong khi CO2 gây ngạt, hôn mê, CO sẽ liên kết hemoglobin (Hb) trong hồng cầu, không cho máu chở khí ôxy đi tới những tế bào cơ thể.
Theo các bác sĩ đầu ngành về phòng, chống độc thì các vụ tai nạn như trên thuộc dạng ngạt tế bào, ngạt hệ thống, chữa rất khó. Những trường hợp này nếu không cấp cứu kịp thời, dẫn đến hôn mê và tử vong nhanh chóng, nếu cứu được cũng gây ra tổn thương não nghiêm trọng.
![]() |
Nhiều vụ ngạt khí trong không gian kín gây tử vong ngay lập tức. Ảnh minh họa. |
Nhằm phòng tránh, giảm thiểu các sự cố khí độc gây tai nạn đáng tiếc trong quá trình lao động, bắt buộc phải làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho người lao động khi làm việc trong không gian kín, hầm sâu, bể kín, môi trường thiếu ôxy - nơi tiềm ẩn nguy cơ phát sinh khí độc.
Môi trường thiếu ôxy là môi trường thường trong không khí có 21% lượng ôxy, 78% lượng nitơ, còn lại là các chất khí độc khác như: carbon dioxide, khí hydro sulfua, khí metan… Trạng thái thiếu không khí xảy ra khi nồng độ ôxy hạ xuống dưới 18%.
|
Biện pháp đề phòng sự cố
Một số biện pháp đề phòng sự cố khí độc khi làm việc trong môi trường kín, hầm sâu, bể kín, môi trường thiếu ôxy như sau:
Trong không gian kín, hầm sâu, bể kín, môi trường thiếu ôxy, trước khi làm việc cần kiểm tra các khí độc (CO, CO2, CH4, H2S...), đặc biệt là hàm lượng ôxy.
Trước khi làm việc, chạy máy thông gió để duy trì hàm lượng ôxy trên 18%.
Khi có nồng độ khí metan (CH4) 1% trở lên phải dừng sản xuất;
Sử dụng dụng cụ bảo vệ hô hấp như máy hô hấp không khí (ôxy), mặt nạ dưỡng khí.
Lắp đặt, trang bị dụng cụ cứu hộ, thiết bị thoát hiểm.
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các quy tắc về an toàn lao động khi làm việc ở môi trường thiếu dưỡng khí, thiếu ôxy.
Cán bộ quản lý, người phụ trách an toàn lao động thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong hoạt động sản xuất.
![]() Năm 2023 kết thúc với nhiều nhọc nhằn, khó khăn dành cho người lao động. Từng đoàn người rời thành phố để trở về quê, ... |
![]() Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, nhiều lao động không về quê mà lựa chọn ở lại Thủ đô tăng ca, kiếm thêm thu ... |
![]() Chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động đánh giá vụ việc hàng loạt công nhân bị bụi phổi tại Công ty TNHH Châu Tiến ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
