
Những con số biết nói
Những con số thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố vào tháng 2/2025 thực sự khiến chúng ta phải giật mình. Năm 2024, có 8.286 vụ tai nạn lao động, cướp đi sinh mạng của 727 người và làm 1.690 người bị thương nặng.
So với năm 2023, mọi chỉ số đều tăng lên: số vụ, số người bị nạn, và đau lòng nhất là số người chết. Đây không chỉ là những con số khô khan, mà là sinh mạng con người, là những gia đình mất đi trụ cột, là gánh nặng cho xã hội.
![]() |
Công nhân lao động làm việc tại một công trình ở Đà Nẵng. Ảnh: VĂN LUẬN. |
Tổn thất kinh tế do tai nạn lao động năm 2024 ước tính lên tới hơn 43.000 tỷ đồng, tăng gần 26.000 tỷ đồng so với năm trước. Số tiền này lẽ ra có thể được đầu tư vào công nghệ, cải thiện đời sống người lao động, hay tái đầu tư sản xuất. Thay vào đó, nó biến thành chi phí khắc phục hậu quả, bồi thường, và sự đình trệ sản xuất – một sự lãng phí nguồn lực xã hội vô cùng lớn.
Về nguyên nhân các vụ tai nạn chết người, gần một nửa (46,91%) số vụ bắt nguồn từ chính người sử dụng lao động như: không xây dựng quy trình làm việc an toàn, thiếu huấn luyện bài bản, sử dụng thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, không đảm bảo kỹ thuật, và đặc biệt là sự lơ là, thiếu giám sát an toàn tại nơi làm việc...
Những tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2024 như: vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai (6 người chết), cháy khí ở mỏ than Quảng Ninh (4 người chết), sập giàn giáo ở Hà Nội, hay tai nạn vận thăng tại trường mầm non ở Quốc Oai (3 người chết, 7 người bị thương)… là những hồi chuông cảnh tỉnh nhức nhối.
Chỉ có 22,88% số vụ do lỗi của người lao động, thường là vi phạm quy trình an toàn đã được ban hành hoặc sự chủ quan nhất thời. Điều này càng khẳng định, gốc rễ của vấn đề nằm ở hệ thống quản lý an toàn và văn hóa an toàn tại doanh nghiệp.
Đáng chú ý là tình trạng của lao động thời vụ, lao động không có hợp đồng, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn. Họ thường làm việc trong các cơ sở nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể, các công trình xây dựng tạm bợ với điều kiện lao động thiếu thốn, trang bị bảo hộ sơ sài và gần như không được tiếp cận với các khóa huấn luyện ATVSLĐ. Họ chính là những người dễ bị tổn thương nhất khi tai nạn xảy ra, và cũng là đối tượng khó được bảo vệ quyền lợi nhất.
![]() |
Đoàn viên, người lao động tham gia hội thi “Thợ giỏi ngành May” do tổ chức Công đoàn tổ chức, qua đó nâng cao khả năng sáng tạo, đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn trong ATVSLĐ
Chính từ thực trạng vấn đề ATVSLĐ trên, vai trò của tổ chức Công đoàn là vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, công đoàn là cầu nối đối thoại và thương lượng: Công đoàn là tiếng nói đại diện cho người lao động, đưa những tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu chính đáng về điều kiện làm việc, các biện pháp an toàn lên bàn đối thoại với người sử dụng lao động. Thông qua thương lượng tập thể, các thỏa ước lao động có thể lồng ghép những điều khoản cụ thể, cao hơn luật định về ATVSLĐ, phù hợp với đặc thù ngành nghề, doanh nghiệp.
Hai là giám sát và phản biện độc lập: Công đoàn có quyền và trách nhiệm tham gia giám sát việc thực thi pháp luật và các quy định về ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Các cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất của Công đoàn, việc tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động giúp phát hiện sớm các nguy cơ, lỗ hổng trong hệ thống quản lý an toàn, từ đó kiến nghị, yêu cầu doanh nghiệp khắc phục kịp thời. Sự giám sát này tạo ra áp lực cần thiết để doanh nghiệp không lơ là.
Ba là nâng cao nhận thức và kỹ năng: Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn kiến thức, kỹ năng về ATVSLĐ cho đoàn viên và người lao động. Khi người lao động hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và các biện pháp tự bảo vệ mình, họ sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
Bốn là xây dựng văn hóa an toàn: Công đoàn phối hợp với doanh nghiệp phát động các phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt, khuyến khích người lao động chủ động phát hiện, báo cáo nguy cơ. Điều này góp phần hình thành ý thức tự giác, biến việc đảm bảo an toàn thành thói quen, thành văn hóa chung của doanh nghiệp.
Năm là điểm tựa khi rủi ro xảy ra: Khi tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp không may xảy ra, Công đoàn là nơi người lao động và gia đình họ có thể tìm đến để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong việc hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định. Sự có mặt kịp thời của Công đoàn giúp người lao động bớt đi phần nào khó khăn, mất mát.
![]() |
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam động viên công nhân trong một vụ tai nạn lao động. Ảnh: ĐV. |
Hướng tới tương lai bền vững
Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để bứt phá, nhưng con đường phát triển chỉ thực sự bền vững khi đặt con người vào vị trí trung tâm, khi sự an toàn và sức khỏe của người lao động được đảm bảo. Những con số tai nạn thương tâm và thiệt hại kinh tế khổng lồ mỗi năm là lời cảnh báo không thể bỏ qua.
Đầu tư cho ATVSLĐ không phải là chi phí, mà là đầu tư cho tương lai, cho sự ổn định và phát triển lâu dài của chính doanh nghiệp. Trong hành trình đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Nhà nước trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường thanh tra, kiểm tra; doanh nghiệp trong việc thay đổi nhận thức, chủ động đầu tư và xây dựng văn hóa an toàn; tổ chức Công đoàn trong củng cố và phát huy vai trò của mình thì kinh tế tư nhân mới có thể phát triển mạnh mẽ, bền vững, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước.
Xem thêm: Đảm bảo an toàn cho người lao động giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
![]() Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ... |
![]() Trong dòng chảy của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trụ cột ... |
![]() Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
