Khám sàng lọc trước tiêm vaccine COVID-19: Không cần thiết phải đo huyết áp Pfizer công bố hiệu quả của mũi vaccine thứ ba Bộ Y tế quyết định cho phép tiêm trộn vaccine COVID-19 |
![]() |
Khi tiêm vắc xin Covid-19, người tiêm có thể sẽ gặp những tác dụng phụ sau tiêm. Mỗi cơ thể với cấu trúc khác nhau, tác động của việc tiêm chủng cũng có thể khác nhau, khiến một số người có phản ứng phụ trong khi những người khác thì không.
Vắc xin Covid-19 và sức khỏe tim mạch
Bệnh nhân tim nằm trong danh sách những người có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Covid-19 có thể gây tổn thương cơ tim cấp tính và tổn thương mãn tính đối với hệ thống tim mạch. Do đó, các cơ quan y tế trên toàn cầu đã khuyến cáo những người có bệnh tim tiềm ẩn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Cho đến nay, một số tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng do vắc xin Covid-19 gây ra là hội chứng Guillen-barre, tăng cục máu đông, viêm cơ tim hoặc sốc phản vệ (phản ứng dị ứng cấp tính với kháng nguyên). Hầu hết các tác dụng phụ này đã được báo cáo không quá một tháng sau khi tiêm chủng. Trên toàn cầu cũng đã có một vài ca tử vong.
Theo khuyến cáo, một số trường hợp bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin mRNA (vắc xin 2 liều Pfizer và Moderna) đã xảy ra, đặc biệt là ở người trẻ.
Vắc xin Covid-19 có an toàn cho những người có vấn đề về tim mạch?
Trước hết, các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vắc xin Covid-19 rất ít. Các báo cáo khẳng định vắc xin Covid-19 không chỉ an toàn cho những người mắc bệnh tim mà còn là nhu cầu cần thiết. Các cơ quan y tế đã khuyến nghị mọi người không nên tránh tiêm phòng vì sợ hãi hoặc thông tin sai lệch.
Đầu năm 2021, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã kêu gọi mọi người tiêm vắc xin Covid-19 và nhấn mạnh tầm quan trọng của những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh tim, đau tim và những người sống sót sau đột quỵ phải tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.
Đối với một số cá nhân có bệnh tim từ trước, các tác dụng phụ (sốt, mệt mỏi, đau đầu và đau khớp) sẽ giống như những người khỏe mạnh không có bệnh lý nền. Vì vậy, theo dữ liệu hiện có, việc tiêm vắc xin là hoàn toàn an toàn cho những người bị bệnh tim.
Tiêm vắc xin Covid-19 có gây ra tác động lâu dài đến tim mạch?
Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch của vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, người tiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng và kiểm tra liên tục sau khi tiêm.
Tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa Covid-19 sau khi tiêm chủng
Tiêm chủng không bảo vệ người đã tiêm hoàn toàn khỏi nguy cơ mắc Covid-19 mà chỉ làm giảm nguy cơ. Ngay cả sau khi tiêm vắc xin đầy đủ, người tiêm vẫn phải tuân theo các quy tắc phòng ngừa Covid-19 như: Giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, vệ sinh thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng và quan trọng hơn tránh ra ngoài khi không cần thiết.
![]() Theo Nghị quyết Chính phủ vừa ban hành, NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên được hỗ ... |
![]() Xét theo điều kiện địa phương, tỉnh Trà Vinh đã từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp được tổ chức sản ... |
![]() 65 ngày chi viện, hỗ trợ TP. HCM phòng chống dịch bệnh, 60 y, bác sĩ Nghệ An đã trở về với nhiều cảm xúc ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
