![]() |
Công nhân mua hàng giảm giá tại Hội chợ hàng Việt do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức. |
Trên đây là một trong những mục đích đặt ra tại Kế hoạch số 58/KH-LĐLĐ về tiếp tục tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong CNVCLĐ Thủ đô năm 2020 mà Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội Ngô Văn Tuyến vừa ký ban hành mới đây.
Theo đó, LĐLĐ TP Hà Nội yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục tập trung tuyên truyền về những nội dung cuộc vận động, gắn với việc triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cùng đó, các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung tuyên truyền những chủ trương của Ban chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội đến CNVCLĐ, tuyên truyền về công tác quản lý thị trường của thành phố và công tác đấu tranh chống buôn lậu; chống kinh doanh buôn bán hàng cấm; chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; chống gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời vận động đông đảo CNVCLĐ Hà Nội tham gia bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” hàng năm do Ban chỉ đạo cuộc vận động thành phố tổ chức.
LĐLĐ TP cũng chỉ đạo các công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở tích cực tham gia tổ chức các hình thức quảng bá sản phẩm, giới thiệu bán hàng Việt Nam, mở rộng thị trường, đưa hàng Việt Nam phục vụ CNLĐ trên địa bàn xa trung tâm Thành phố. Đặc biệt, các cấp Công đoàn Thành phố cần tiếp tục tổ chức và phát động sâu rộng phong trào thi đua Lao động giỏi, Công nhân giỏi, Sáng kiến - Sáng tạo Thủ đô, tổ chức các hoạt động thi thợ giỏi, chọn đôi bàn tay vàng, … góp phần cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về hình thức tuyên truyền, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn tuyên truyền với hình thức đa dạng như tuyên truyền cổ động trực quan; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các hội nghị chuyên đề, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền miệng, lớp tập huấn; thông qua hoạt động sinh hoạt giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao v.v..
Đặc biệt, LĐLĐ TP Hà Nội yêu cầu các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp xây dựng các siêu thị tiện ích, gian hàng tiện ích ngay tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; chủ động đàm phán, ký kết với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thiết yêu hàng ngày với đời sống người lao động, ký kết các chương trình phúc lợi, chăm lo lợi ích cho đoàn viên, người lao động ngay tại doanh nghiệp.
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
