Cành lộc đền chùa đầu xuân Xuất hành đầu năm và ngày con nước Mâm cỗ ngày Tết hai miền Bắc - Nam có gì đặc biệt? Phong tục Tết cổ truyền: Chọn hoa đào, hoa mai đẹp ngày Tết |
![]() |
"Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Ảnh minh họa của kenh14.com |
Góp nét xanh nhỏ cho đời
Với tầm nhìn vượt thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người từ rất sớm đã nhận ra vai trò, tác dụng của cây, của rừng và phát động toàn dân thực hiện Tết trồng cây. Những trận mưa lũ, sạt lở lớn ở miền Trung tháng 10/2020 một lần nữa cho thấy vai trò to lớn của cây và rừng với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản, tính mạng của con người. Phong trào trồng cây gây rừng được Chính phủ phát động lại như một yêu cầu cấp bách.
Thực tế, từ lâu, ở nhiều nơi, nhiều nhà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trồng cây dịp đầu xuân. Những người yêu thích thiên nhiên, yêu cây và tin rằng trồng cây dịp năm mới không chỉ mang lại lộc xuân mà còn làm xanh mát sân vườn, xanh mát cho tâm hồn, cuộc sống của chính mình, gia đình mình. Họ trồng tự nguyện, chăm sóc cây bằng tất cả sự cần mẫn, nâng niu.
![]() |
Bạn trẻ đi trồng cây đầu năm vui như ngày hội. Ảnh aeonmaill-longbien.com.vn |
Mùa xuân, mùa của nảy nở, sinh sôi, là thời điểm thích hợp trồng cây. Tại nhiều làng quê, các gia đình đều có vườn bãi rộng, có thể và cần trồng các loại cây. Nhiều chủ gia đình có kế hoạch từ sớm trong năm gieo, ươm hoặc mua loại cây định trồng. Có gia đình ngay sau giao thừa đã tiến hành trồng cây. Họ chọn một mầm cây mập mạp đã được nhắm sẵn, đào hố tại vị trí cũng đã được tính sẵn, cẩn thận đặt mầm cây xuống, vun đất quanh gốc và tưới cho cây. Trong thời khắc tinh khôi của năm mới, dưới cái lạnh se se, nhành lá như vươn lên khẳng định sức sống mãnh liệt và hứa hẹn mang lại điều may mắn cho gia chủ. Người trồng cây cũng có được cảm giác hạnh phúc ngọt ngào.
Nhiều gia đình ở thành phố, ở các chung cư không có điều kiện trồng cây cũng tranh thủ dịp Tết về quê trồng một vài cây trong vườn của người nhà, người thân, như một cử chỉ góp phần xanh hóa xóm làng và gia đình người thân. Nhiều người khác cũng tranh thủ đánh gốc, bứng một nhánh cây, một cọng rễ có mầm cây từ quê mang trồng tại chiếc chậu nhỏ trong căn nhà thành phố của mình. Làm vậy, họ cảm giác gần với quê hương, gia đình hơn và thông qua đó, cũng lặng lẽ góp phần làm xanh thêm một nét nhỏ cho đời.
![]() |
Cánh rừng lớn được trồng từ những cây nhỏ. Nếu mỗi người Việt một năm trồng 10 cây, cả nước sẽ có 1 tỷ cây xanh. Ảnh cafebiz.vn |
Khai bút, khai sáng trí tuệ
Khai bút đầu xuân không phải nghi lễ bắt buộc thực hiện trong ngày Tết. Nhưng từ lâu, nó đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
Theo sử sách, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh thầy giáo Chu Văn An, một con người chính trực từng dâng vua “Thất trảm sớ”, đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học.
Tương truyền, khi học trò đến thăm thầy Chu Văn An, lúc ra về thường được thầy tự tay viết tặng một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền, không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy.
![]() |
Một lễ hội khai bút đầu năm hoành tráng. Các cháu được đắm mình trong không khí của sự trọng chữ. Ảnh minh họa. |
Lễ khai bút của người xưa được thực hiện sau giao thừa. Mọi người thường đốt lư trầm bên bàn viết, lấy cây bút mới, mài mực tàu và hạ bài viết trên giấy hoa tiên hoặc giấy hồng điều. Không gian khi khai bút phải yên tĩnh, người viết phải trang nghiêm, tĩnh tại… Mỗi người đều thành tâm viết lên những câu chữ và gửi gắm vào đó ước nguyện tốt đẹp trong năm mới.
Ngày nay, tục khai bút đầu xuân đã có nhiều thay đổi. Song, với nhiều gia đình, phong tục này vẫn rất được coi trọng. Người Việt quan niệm cây bút là công cụ gắn bó giữa đời sống trí tuệ và tâm hồn. Khai bút tượng trưng cho may mắn, thành công, có tác dụng mạnh với con cháu về tầm quan trọng của sự học, của chữ, của việc học làm người khi sống trên đời.
Những năm gần đây, để duy trì và phát triển phong tục đẹp này, nhiều địa phương, dòng họ, gia đình tổ chức lễ khai bút đầu năm tại văn miếu, đền, đình... Nghi lễ này không chỉ khơi dậy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ nhà giáo, học sinh, tôn vinh truyền thống hiếu học mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa địa phương.
![]() |
Không quá cầu kỳ mũ áo, việc khai bút đầu năm cho trẻ chỉ cần được bố mẹ kèm cặp, quan tâm đúng mức. Ảnh minh họa của vn.theasianparent.com |
Còn ở nhiều gia đình, sau giao thừa hoặc sáng mùng một, ông bà, bố mẹ trong khi làm cỗ thường giục con cháu, nhất là các cháu nhỏ mang sách vở ra học. Các cháu lớn hơn có thể được yêu cầu viết một bài luận ngắn theo chủ đề. Các cháu nhỏ chỉ cần tập đọc, đánh vần trơn tru một bài văn mẫu, sau đó viết vài chữ, thường chỉ là họ tên, quê hương, bố mẹ, trường học của mình.
Trồng cây và khai bút đầu xuân là hai phong tục tốt đẹp cần gìn giữ.
![]() Dù diễn ra ngay trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhưng cuộc thi ảnh “Trai xinh – Gái đẹp các khu công ... |
![]() Học sinh, sinh viên Hà Nội sẽ tạm dừng đến trường và đồng thời học trực tuyến đến hết tháng 2. Thông tin này ... |
![]() Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội trưa 15/2, người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 là N.T.H., nữ, 25 ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
