![]() |
Đầu xuân, ngày mùng Năm Tết, người dân Hà Nội đổ về dự Lễ hội Đống Đa. Ảnh kinhtedothi.vn |
Ngày này xưa các làng quê chuẩn bị bước vào mùa lễ hội. Bà con Tày - Nùng chọn khoảng ruộng, bãi rộng, phẳng và đẹp, san gạt quét dọn dựng cây nêu, làm quả còn cho ngày khai hội thường tiến hành vào hôm sau. Vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp nối ngày mùng Ba, mùng Bốn, bà con tiếp tục các hoạt động hội hè như vật, kéo co, bịt mắt bắt dê...
Gia đình nào chưa hóa vàng mùng Ba thì mùng Năm cũng là thời hạn cuối để hóa vàng tiễn đưa các cụ. Đây là phong tục lâu bền dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình bên kia sống gần với dương gian. Tại một số vùng ở đồng bằng Bắc Bộ, người Việt còn có tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.
Mừng tuổi hay lì xì là việc không thể thiếu của mỗi người Việt trưởng thành và diễn ra ngay từ thời khắc giao thừa. Sau khi khấn cúng năm mới, con cái mừng tuổi bố mẹ, mừng tuổi trẻ con. Việc mừng tuổi, lì xì lên đến cao trào trong các ngày mùng Một, mùng Hai và mùng Ba.
Đến mùng Năm, còn bậc ông bà, chú bác, cháu chắt nào vì ở xa, vì bận rộn mà chưa được mừng tuổi thì người ta cố gắng đến chúc Tết, mừng tuổi nốt. Hình thức mừng tuổi cũng phong phú, người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, gọi là "hồng bao" với những lời chúc mừng hay ăn, chóng lớn, học giỏi. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma sẽ sợ giấy màu đỏ.
![]() |
Đầu xuân, người lớn mừng tuổi trẻ em bằng tiền đựng trong những phong bao. Ảnh news.zing.vn |
Truyền thuyết kể, ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy.
Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết còn gọi là "tiền mở hàng". Xưa, số tiền mừng tuổi là lẻ chứ không phải tiền chẵn, ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Ở Hà Nội ngày mùng Năm mọi người đổ về Lễ hội Đống Đa, tưởng nhớ Vua Quang Trung và chiến thắng Đống Đa ngày mùng Năm Tết năm Kỷ Dậu 1789. Người dân phố Hồ Chí Minh thì đổ ra đường hoa Nguyễn Huệ. Người dân các địa phương khác bắt đầu trẩy đến đền chùa, miếu mạo quanh vùng, vãn cảnh và hái lộc. Ý nghĩa việc hái lộc mùng Năm cũng giống hái lộc sau lúc giao thừa. Chỉ khác thời điểm diễn ra sau khi lễ bái ở đình, chùa. Cành lộc giao thừa. Lộc thường là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm, nhờ thế cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.
![]() |
Cành lộc đền chùa đầu xuân là điều mọi người luôn làm, song nó ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Ảnh zing.vn |
Tuy nhiên, việc hái lộc đền chùa hiện gây những quan niệm trái chiều. Nhiều người cho rằng không nên làm vì có thể những cành lộc có "vong" bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang "vong" về theo, nếu "vong" tốt thì không sao nhưng nếu "vong" xấu thì có thể làm cho nhà cửa chúng ta không may mắn. Nhiều người khác cho rằng hái lộc làm ảnh hưởng đến cây xanh, cảnh quan môi trường vì tâm lý mọi người đều muốn đem thật nhiều lộc về nhà cầu may, làm hỏng hết cây cối. Cuối cùng, việc hái lộc đôi khi dẫn đến xô xát vì tranh cướp lộc...
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
