Đời sống
Phong tục Tết cổ truyền

Mâm cỗ ngày Tết hai miền Bắc - Nam có gì đặc biệt?

Dương Minh Hoàng
Tác giả: Dương Minh Hoàng
Đất nước ta trải dài hơn 2.000 km từ Bắc đến Nam; sự khác biệt khí hậu, thổ nhưỡng và phong tục đã dẫn đến những khác biệt nhất định trong ẩm thực ngày Tết hai miền Bắc - Nam. 
mam co ngay tet hai mien bac nam
Mâm cỗ đặc trưng của người miền Bắc, cầu kỳ và tinh tế. Ảnh news.zing.vn

Văn hóa ẩm thực của người miền Bắc rất coi trọng hình thức, mâm cơm ngày Tết được bày biện tỉ mỉ, công phu. Trong khi miền Bắc vào Tết với cái lạnh thì miền Nam đón Tết vẫn còn vương chút nắng chút nóng, cây trái sum sê. Bởi vậy, mâm cỗ ngày Tết miền Nam cũng rất phong phú.

Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều biến đổi song trong mâm cỗ Tết ở miền Bắc phổ biến có các món ăn sau:

Xôi gấc: Là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đầu năm mới.

Bánh chưng: Bánh chưng có nhân đậu xanh, thịt mỡ được bọc bên ngoài là lớp lá dong cùng dây lạt. Bánh có hình vuông vức tượng trưng cho đất cũng như nền nông nghiệp lâu đời của nước Việt Nam, đây là món ăn mang quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt.

Thịt nấu đông: Thịt nấu đông là món ăn đặc trưng mang đậm màu sắc Bắc Bộ, thường là thịt lợn hoặc thịt gà, có khi là thịt gà cùng với bì lợn, sau đó ninh tất cả cho nhừ và để nguội. Thịt được bảo quản trong ngăn lạnh đông lại thành tảng.

Dưa hành: Dưa hành là món ăn kèm được người miền Bắc ưa chuộng. Ngày Tết ăn quá nhiều các món chứa nhiều dầu mỡ và khó tiêu, nếu được thưởng thức món dưa hành sẽ ngon miệng hơn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

mam co ngay tet hai mien bac nam
Mâm cỗ Tết của người miền Bắc rất chú trọng hình thức, vừa ngon vừa bắt mắt. Ảnh viettravel.com

Thịt gà luộc: Ngày Tết người miền Bắc thường luộc gà nguyên con để cúng ông bà tổ tiên, sau đó có thể xé hoặc chặt để thưởng thức. Hương vị thơm ngon, ngọt thanh của thịt gà luôn tạo nên một hương vị riêng trong ngày Tết.

Giò lụa, giò thủ: Đây cũng là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc. Chả lụa được làm từ thịt heo giã nhuyễn vẫn giữ được vị ngọt từ thịt và gia vị, còn chả thủ được làm từ phần thịt của thủ heo. Chả lụa, giò thủ có hương vị rất thơm ngon, đây là món mồi ngày tết rất được nhiều người yêu thích.

Nem rán

Trong mâm cơm ngày Tết, người miền Bắc đều làm món nem rán. Món nem rán giòn tan, béo ngậy nhân thịt chấm với nước chấm chanh tỏi cay nồng là một điểm nhấn khó quên.

Canh măng lưỡi lợn: Măng lưỡi lợn ngọt mềm kế hợp với vị béo bùi của thịt tạo nên một món canh đậm đà, thanh nhã, là món được người miền Bắc rất ưa chuộng trong dịp Tết.

Canh miến nấu măng: Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc, canh miến nấu măng luôn là món ăn đặc biệt được yêu thích. Sự xuất hiện của một tô canh miến nấu măng thơm ngon sẽ khiến bữa cơm ngày cuối năm thơm phần sung túc, đầm ấm.

Canh bóng thập cẩm: Canh bóng thập cẩm cũng là món ăn quen thuộc trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Bóng thả đem nấu với rau củ tạo nên một món canh bổ dưỡng và hấp dẫn, giúp mâm cơm ngày Tết thêm phần ngon miệng, đầm ấm.

Rau nộm: Người miền Bắc thường làm rau nộm từ rau muống, su hào, hoa chuối,… Bổ sung rau nộm vào mâm cơm ngày Tết để hội tụ đủ sắc, hương, vị trong ngày đầu năm.

mam co ngay tet hai mien bac nam
Các món ăn truyền thống trong mâm cỗ tết của người miền Nam. Ảnh mav.vn

Trong khi đó, mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam lại có đặc sắc riêng. Khác với miền Bắc, sự trù phú về nông sản của miền Nam thể hiện rất rõ qua mâm cỗ Tết. Thịt, rau, các loại màu sắc, hương vị… đều cực kì phong phú và bắt mắt. Do khí hậu miền Nam quanh năm ổn định, không có mùa đông lạnh, nên những món ăn ngày Tết cũng gần gũi với ẩm thực nhiệt đới hơn.

Canh khổ qua: Là món ăn ngày Tết không thể thiếu của người miền Nam. Món ăn này không chỉ có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, mà theo quan niệm còn giúp xua đi những khó khăn của một năm mới để cầu mong một năm mới đến với những điều tươi đẹp hơn.

Bánh tét: Cũng giống như miền Trung, bánh tét là món không thể trong ngày Tết của người miền Nam. Bánh được gói thành hình trụ dài giống như bánh tét miền Trung. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ tiên và làm quà biếu.

Củ kiệu tôm khô: Tương tự như dưa món đủ màu sắc ở miền Trung, củ kiệu tôm khô ở miền Nam là một trong các món ngon ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của mỗi gia đình. Củ kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua chua ngọt ngọt, bùi bùi rất đặc trưng.

Chả giò: Món ngon ngày Tết miền Nam cũng không thể thiếu sự góp mặt của chả giò, những miếng chả giò thơm ngon, giòn rụm và đặc biệt, ngoài những món chả giò nhân mặn còn có sự góp mặt của món chả giò nhân hoa quả.

Món gỏi gà: Gỏi gà xé phay món ăn với vị chua ngọt dịu mát, chế biến lại nhanh gọn, ngon và nhiều dinh dưỡng là món ăn ngày Tết rất được ưa thích ở miền Nam. Món này vừa ngon, vừa sang và ăn không ngán.

mam co ngay tet hai mien bac nam
Được thiên nhiên ưu đãi, sản vật phì nhiêu, mâm cỗ Tết của người dân miền Nam cũng hết sức phong phú. Ảnh vntrip.vn

Lạp xưởng: Là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá...

Dưa giá: Được người dân miền Nam ưa thích vì tính mát, vị giòn. Dưa giá ăn với cơm, cuốn bánh tráng nhưng thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt trong mấy ngày Tết vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể.

Ngoài các món chủ đạo trên, mâm cỗ Tết ở miền Nam còn có các món mặn như: tôm rim, thịt kho tàu, cuốn ram, thịt heo, gà rán, thịt phay, nem, chả, tré, thịt ngâm nước mắm…; các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào nham... Cũng không thể không kể các món tráng miệng rất phong phú: mứt cam quật, mứt sen, mứt gừng như miền Bắc; mứt củ bình tinh, mứt củ khoai mài, mứt củ sen, mứt chanh, mứt khế; bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh thuẩn, bánh phục linh, bánh nổ, bánh tổ…

mam co ngay tet hai mien bac nam Công nhân, người lao động thỏa mong ước sum họp gia đình Tết Canh Tý 2020

Một mùa xuân nữa lại đến, một cái tết sum vầy lại về trên khắp mọi miền đất nước. Công nhân đang làm việc trên ...

mam co ngay tet hai mien bac nam Gia đình nữ công nhân lao động bị tai biến sau sinh nhận được 76 triệu đồng tiền ủng hộ

Chiều ngày 21/1/2020, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ, Chủ tịch Công đoàn Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ đã tới ...

mam co ngay tet hai mien bac nam Đột quỵ ngày cận Tết và bình an của người lao động

Nhọc nhằn mưu sinh những ngày cuối năm cũng để mong có được một cái Tết đủ đầy, con cái có thêm tấm áo mới. ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm