Tiền điện cũng liên tục tăng tại phòng trọ của nhiều sinh viên, người đi làm
Số điện tăng đột biến thiếu thuyết phục
Anh Đỗ Hoài Nam, nhà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang rất ngỡ ngàng với lượng điện năng tiêu thụ của gia đình trong tháng 6/2020 tăng lên gấp đôi so với tháng 4/2020.
“Thói quen sinh hoạt hoàn toàn không đổi một tẹo nào, bất kể nóng hay lạnh đều bật điều hoà hết. Cho đến khi có dãn cách xã hội, ở nhà 24/7 và điều hoà cũng bật 24/7 trong tháng 3 và tháng 4, chắc là điện sử dụng phải nhiều nhất từ trước đến nay. Những tưởng số điện sử dụng tại nhà trong 2 tháng này phải là cao nhất. Nhưng không, nếu tháng 4 ở nhà 24/7, mình sử dụng 1,500kWh (số điện) thì tháng 6 vọt lên gấp đôi, tới 3,129 số điện, mặc dù vợ chống tôi đi công tác đến gần nửa tháng không ở nhà”.
![]() |
Hóa đơn tiền điện nhà anh Nam tăng đột biến trong tháng 6 |
Anh Nam thắc mắc và đặt vấn đề: “Chúng tôi sẵn sàng trả tiền điện đến 40 triệu đồng/tháng, nếu đúng. Nhưng khi số ngày sử dụng điện trong tháng 6 chỉ bằng ½ so tháng sử dụng điện liên tục 30 ngày, mà số điện lại tăng gấp đôi thì ngành Điện lực cần phải xem lại”.
Còn gia đình chị Nguyễn Thị Hoài – ngõ 32/80 Đỗ Đức Dục cũng giật mình khi hóa đơn tiền điện tháng 5 vừa qua tăng đột biến. Nhà có hai vợ chồng trẻ cũng đi làm từ sáng đến tối mà nhìn hóa đơn tiền điện như nhảy múa, “biến hóa” khiến chị không thể tin được. “Chưa bao giờ tôi nhìn tờ hóa đơn điện mà thấy sững sờ như thế này. Không hiểu sao mà nó lại tăng nhanh đến thế. Đi từ sáng đến tối không dùng điện nhiều sao mà nó tăng chóng mặt đến vậy. Mà không những tiền điện, tiền nước tháng vừa rồi cũng tăng” chị Hoài kể.
Nhiều gia đình cũng đang tá hỏa khi nhận được thông báo lượng điện tiêu thụ tăng 3 – 4 lần so với tháng trước đã chia sẻ lên trang Facebook cá nhân và cũng chỉ với một thắc mắc: Chỉ dùng buổi tối sao tiền điện lại tăng lên nhiều như vậy?
![]() |
Nhiều người dân bức xúc vì tiền điện tăng chóng mặt |
Trước những thắc mắc của nhiều người về giá điện tăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên tiếng giải thích: Khi vào mùa nắng nóng, các hộ khách hàng sử dụng nhiều các thiết bị làm mát, nên tiêu thụ nhiều điện, nhất là máy lạnh. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng, nên càng tốn nhiều điện hơn.
Thế nhưng, lý do mà EVN đưa ra lại khiến cho nhiều người bất đồng và không thỏa mãn với lời giải thích đó.
Vì sao tiền điện tăng cao đột biến?
Đi tìm câu trả lời cho việc tiền điện tăng cao đột biến trong tháng qua, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, vào mùa nóng, việc sử dụng quạt hay điều hòa, lượng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn mùa lạnh, vì nhiệt độ tỏa nhiệt để làm dịu không khí nhiều hơn so với bình thường. Đặc biệt, với chính sách giá điện bậc thang hiện nay, nếu sản lượng điện tiêu thụ của các hộ tiêu dùng trong tháng tăng gấp đôi, thì tiền điện sẽ tăng tương ứng gấp 3 hoặc hơn gấp 3 lần. Đó là nguyên nhân khiến hoá đơn điện tăng cao.
![]() |
Để kiểm tra số điện nhà mình nhiều hộ gia đình đã quyết định ghi số công tơ để theo dõi |
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, hiện nay việc tính giá điện theo bậc thang sẽ khuyến khích người dân tiết kiệm điện, song, cũng có những hạn chế nhất định. Theo đó, việc nhiều bậc, nhiều mức giá đã gây ra những khó khăn trong ghi chỉ số công tơ, trong thanh toán tiền điện với khách hàng, trong việc theo dõi tính toán kiểm tra của người tiêu dùng điện đối với việc sử dụng điện theo nhiều bậc thang hàng tháng của mình.
Như vậy, tiền điện tăng là do thời tiết và do thói quen sử dụng điện của nhiều gia đình. Cứ nhiệt độ ngoài trời tăng lên 1 độ C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng từ 2 - 3% tùy loại. Nếu nhiệt độ tăng lên 5% thì lượng điện tiêu thụ tăng 10%, cộng với lũy tiến thì giá điện sẽ cao. Chưa kể lượng điện năng tiêu thụ “âm thầm” do thói quen sử dụng. Cứ hạ 1 độ C trong phòng thì điều hòa lại tốn thêm 1,5 - 2% lượng điện tiêu thụ...
![]() Lại những bức xúc vì tiền điện tăng vọt, lại những ca thán hóa đơn điện vụt tăng gấp 4-5 lần, lại những nghi ngờ ... |
![]() “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, thế nhưng một trong những thứ quý giá nhất đó đã mất đi vĩnh viễn sau tai ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
