Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp hỗ trợ gia đình công nhân đi bộ từ Bình Dương về Tuyên Quang
Hoạt động Công đoàn

Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp hỗ trợ gia đình công nhân đi bộ từ Bình Dương về Tuyên Quang

Trần Lưu - Ngô Khiêm
LĐLĐ tỉnh Bình Dương và LĐLĐ Tuyên Quang đang tích cực trao đổi thông tin, xác minh để có phương thức hỗ trợ vợ chồng hai công nhân Đỗ Bá Duy - Bàn Mai Hương khi được cho là bị chủ “giam lương” phải bồng con thơ đi bộ từ Bình Dương về quê ở tỉnh Tuyên Quang. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn cũng đã về thăm nhà anh Duy để tìm hiểu sự tình.

Gia đình nhỏ chưa về nhà, bố mẹ vẫn chưa thể liên lạc...

Trong vài ngày gần đây thông tin đôi vợ chồng công nhân làm việc ở Bình Dương phải bồng theo con thơ để đi bộ từ Bình Dương về quê hương ở tỉnh Tuyên Quang do bị chủ "giam lương" thu hút sự quan tâm của dư luận. Thông tin ban đầu cho biết, vợ chồng đôi công nhân được cho liên quan tới vụ việc này là anh Đỗ Bá Duy (SN 2001), vợ là Bàn Mai Hương (SN 2002), cùng trú ở thôn Vân Giang, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Vào ngày 17/7, gia đình anh Duy khi đi bộ trên tuyến quốc lộ 1A, qua địa phận TP. Đà Nẵng thì gặp lực lượng cảnh sát giao thông của Trạm Cảnh sát giao thông Cửa Ô Hòa Hiệp (thuộc Phòng CSGT Công an thành phố Đà Nẵng) nên được CSGT nơi đây giúp đỡ. Làm việc với lực lượng CSGT, bước đầu anh Duy cho biết, vợ chồng anh làm công nhân ở khu công nghiệp Bình Dương (tỉnh Bình Dương) được 1 tháng nhưng ông chủ không trả lương, bí bách nên vợ chồng họ bồng con thơ đi bộ về quê Tuyên Quang. Lực lượng CSGT Cửa Ô Hòa Hiệp sau đó đã giúp đỡ một số thực phẩm cho gia đình anh Duy, đồng thời đón xe giúp gia đình nhỏ này về Hà Nội, để bắt xe tiếp về Tuyên Quang.

Cơ quan Công đoàn tích cực phối hợp hỗ trợ gia đình công nhân đi bộ từ Bình Dương về Tuyên Quang
Cảnh sát Giao thông Cửa Ô Hòa Hiệp, Đà Nẵng tìm hiểu, giúp đỡ gia đình anh Duy ngày 17/7/2024. Ảnh: CACC
Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp hỗ trợ gia đình công nhân đi bộ từ Bình Dương về Tuyên Quang
Căn nhà của bố mẹ Duy nằm bên sườn đồi ở thôn Vân Giang, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: NGÔ KHIÊM

Ngay sau khi nắm thông tin vụ việc, ngày 19/7 phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn cũng đã có mặt tại nhà bố mẹ anh Đỗ Bá Duy tại thôn Vân Giang, xã Xuân Vân, nơi vợ chồng anh Duy cùng chung sống với bố mẹ. Khi Phóng viên đến cả 3 người họ vẫn chưa về nhà. Căn nhà nhỏ của gia đình Duy bên sườn đồi mấy hôm nay luôn chật kín người. Chính quyền địa phương, người thân, gia đình và hàng xóm láng giềng thường xuyên qua lại thăm hỏi về tình hình của Duy.

Gia đình Duy có 3 anh em, trong đó Duy là lớn. Bố Duy hiện làm thợ xây, còn mẹ ở nhà nội trợ. Họ thuộc hộ khó khăn, căn nhà của bố mẹ Duy đang ở được chính quyền xã hỗ trợ 7 triệu đồng để xây dựng.

Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp hỗ trợ gia đình công nhân đi bộ từ Bình Dương về Tuyên Quang
Ông Đỗ Bá Dũng cùng cháu nội (con gái cả của Duy) đang ngóng Duy về từng ngày. Ảnh: NGÔ KHIÊM

Bố Duy cho biết, Duy cùng vợ con rời gia đình đi Bình Dương từ ngày 1/5/2024. Trong quá trình đó, Duy có vài lần liên lạc nhưng bố mẹ Duy cũng không có nhiều thông tin về công việc của con trai mình. Mãi cách nay vài hôm, qua thông tin báo chí, mạng xã hội ông Dũng mới biết việc vợ chồng Duy đi bộ về quê. "Tôi gọi đến mấy chục cuộc và nhắn nhiều tin nhắn nhưng không có tín hiệu từ Duy. Hiện gia đình đang rất sốt ruột”, ông Dũng lo lắng.

Công đoàn tỉnh Bình Dương và Tuyên Quang tích cực vào cuộc

Từ khi báo chí thông tin vụ việc, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương và Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã tích cực vào cuộc tìm hiểu sự việc; đồng thời kết nối với Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ gia đình anh Duy.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, cho biết: “Trong mọi nỗ lực của mình, chúng tôi sẽ không để công nhân lao động nào lâm vào cảnh túng quẫn. Riêng trường hợp của vợ chồng anh Duy, hiện LĐLĐ tỉnh đang tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan để làm rõ thông tin. Đặc biệt, chúng tôi đã liên hệ với LĐLĐ tỉnh Tuyên Quang để phối hợp, hỗ trợ. Khi nào vợ chồng anh Duy về đến quê nhà sẽ liên hệ giới thiệu việc làm cho họ để giải quyết khó khăn trong cuộc sống”, đồng chí Nguyễn Kim Loan thông tin.

Về phía Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang, cơ quan này cũng đang tích cực làm việc với chính quyền địa phương, chỉ đạo LĐLĐ huyện nắm bắt tình hình. “Chúng tôi đang rất quan tâm vụ việc này. Khi nào vợ chồng anh Duy về nhà, chúng tôi sẽ đến thăm hỏi, động viên và sẵn sàng giới thiệu việc làm cho Duy (nếu anh có nguyện vọng làm việc tại tỉnh)”, ông Trần Thanh Hải - Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ Tuyên Quang cho hay.

Ông Nguyễn Văn Định, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Vân cho biết: “Ngay sau khi báo chí đưa tin, chính quyền địa phương đã thường xuyên qua lại, điện thoại hỏi thăm gia đình Duy nhưng cho đến nay tất cả đều chưa nhận được thông tin từ Duy. Chúng tôi rất muốn biết tình hình công việc ở Bình Dương của Duy thế nào, lý do tại sao lại bị quỵt lương như thông tin trên báo chí, mạng xã hội…”

Thông tin thêm với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Việt, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Xuân Vân cho biết, Duy là người hiền lành, ngoan ngoãn, từng có thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự tại Lữ đoàn 144, Bộ Tổng Tham mưu nhưng khi chưa hoàn thành nghĩa vụ đã phải xuất ngũ vì điều kiện sức khỏe.

"Bình Dương hiện có hơn 1 triệu lao động nhập cư. Với đặc thù là tỉnh công nghiệp, Bình Dương luôn xem công nhân lao động là chủ thể, trung tâm trong định hướng phát triển.

Thời gian qua, LĐLĐ tỉnh đã huy động và dành rất nhiều nguồn lực để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động (nhất là lao động nhập cư) để giữ chân họ, tiếp tục gắn bó, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh. Trong mọi nỗ lực, chúng tôi sẽ không để công nhân lao động nào lâm vào cảnh túng quẩn." (đồng chí Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương)

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm