Thầy giáo mầm non duy nhất của huyện Bắc Mê
Hoạt động Công đoàn

Thầy giáo mầm non duy nhất của huyện Bắc Mê

Nguyễn Thị Hướng
Thầy Hoàng Văn Thành, Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phiêng Luông (xã Phiêng Luông, Bắc Mê, Hà Giang), là cái tên gắn liền với sự kính trọng và yêu mến trong lòng cán bộ, giáo viên ngành giáo dục huyện Bắc Mê. Thầy không chỉ là giáo viên mầm non duy nhất trong toàn huyện, mà còn là biểu tượng của sự kiên trì, quyết tâm và đam mê nghề nghiệp.
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Trở thành thầy giáo mầm non vì yêu trẻ

Thầy Hoàng Văn Thành, sinh năm 1982, lớn lên trong một gia đình nghèo ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Từ nhỏ, anh đã nuôi dưỡng trong mình một tình yêu sâu sắc dành cho trẻ em. Chính vì vậy, anh quyết định theo học khoa Sư phạm Mầm non tại Trường Đại học Hùng Vương.

Nhớ lại quãng thời gian sinh viên, thầy Thành chia sẻ với đồng nghiệp: "Cả lớp có mấy chục người, nhưng chỉ mình tôi là con trai. Bạn bè, người thân đều lo lắng, ái ngại. Nhưng mỗi khi nghĩ đến những gương mặt ngây thơ, những đôi mắt trong sáng của trẻ em, tôi lại càng thêm quyết tâm theo đuổi con đường này".

Thầy giáo mầm non duy nhất của huyện Bắc Mê
Thầy giáo Hoàng Văn Thành chải tóc cho học trò mình. Ảnh: ĐVCC

Ngay từ những ngày đầu về nhận công tác tại Trường Mầm non Phiêng Luông, thầy Hoàng Văn Thành đã tình nguyện xin lãnh đạo nhà trường phân công đến điểm trường khó khăn nhất của xã, cách trường chính hơn 4 km, với con đường gập ghềnh, hiểm trở và không có điện.

Nhớ lại những ngày đầu, thầy Thành chia sẻ: "Lúc mới đến Phiêng Luông, khó khăn chồng chất. Tôi không biết tiếng Mông, vì thế việc giao tiếp với các em học sinh hay người dân rất khó khăn. Cơ sở vật chất thì thiếu thốn đủ bề, thiếu điện, thiếu nước, mọi thứ đều rất khó khăn".

Cơ sở vật chất thiếu thốn đủ thứ. Nếu không chịu khó và không có tình yêu thương lớn lao dành cho trẻ thì rất khó để gắn bó lâu dài với nghề nuôi dạy trẻ. Vậy mà giữa đại ngàn của núi rừng Phiêng Luông, có một người thầy đã bao năm nay vẫn bám điểm trường, bám bản chỉ với một niềm đam mê duy nhất là tình yêu đối với trẻ em.

Tuy vậy, với tình yêu lớn dành cho nghề, thầy không hề nản lòng. Công việc nuôi dạy trẻ ở một nơi còn thiếu thốn đủ bề, lương bổng không cao, nhưng thầy vẫn kiên trì bám trụ với nghề.

Được đồng nghiệp và phụ huynh quý mến, thầy không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức để nâng cao chuyên môn. Sau 14 năm gắn bó với nghề, thầy đã trở thành một giáo viên mầm non có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn tận tâm, giản dị và sống hòa đồng. Chính nhờ sự kiên trì và tình yêu nghề, thầy đã chinh phục được trái tim của các em học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.

Trong suốt những năm tháng làm nghề nuôi dạy trẻ, thầy Hoàng Văn Thành đã được giao nhiệm vụ chủ nhiệm các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Với tình yêu thương vô bờ bến, sự tâm huyết và kiến thức đã được trau dồi, thầy luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Thầy không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệp để áp dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, thầy luôn ân cần, tận tâm trong từng công việc, từ việc chăm sóc các em đến việc giảng dạy.

Dạy học ở lứa tuổi mầm non trước nay vẫn thường được coi là công việc của các cô giáo xinh đẹp, khéo léo, hát hay, múa giỏi. Tuy nhiên, nếu ai có dịp chứng kiến thầy Thành dạy học, họ sẽ có cái nhìn khác. Thầy không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy mà còn thực hiện rất tốt các hoạt động năng khiếu như múa hát, góp phần mang lại cho các em những giờ học vui tươi, bổ ích.

Một thầy giáo có tấm lòng nhân ái

Gần 14 năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ, thầy Hoàng Văn Thành luôn ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của một người thầy. Ngoài kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, điều quan trọng nhất mà một giáo viên mầm non cần có chính là tình yêu thương, lòng nhân ái, sự chịu khó và kiên trì. Những phẩm chất này đã giúp thầy vượt qua mọi khó khăn, tận tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trẻ em.

Thầy Thành chia sẻ: “Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, tinh nghịch và dễ bắt chước người lớn. Vì vậy, để hình thành những thói quen và nhân cách tốt cho trẻ, thầy giáo phải luôn có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực và giàu lòng nhân ái. Từ lời nói, cách giao tiếp, thái độ, đến cách đi đứng và ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh, đặc biệt là với trẻ, đều phải chuẩn mực. Thầy luôn ý thức rằng mình phải là tấm gương sáng để các em học hỏi và noi theo”.

Thầy giáo mầm non duy nhất của huyện Bắc Mê
Thầy giáo Hoàng Văn Thành tận tụy với công việc dạy trẻ. Ảnh: ĐVCC

Cô Nguyễn Thị Cúc chia sẻ, dù công việc đầy khó khăn và vất vả, nhưng nụ cười và ánh mắt trìu mến luôn hiện trên khuôn mặt thầy Hoàng Văn Thành. Từ sáng sớm, khi đón trẻ đến lớp, đến chiều muộn, khi đưa các cháu về với gia đình, thầy luôn tạo cảm giác an tâm cho phụ huynh. Thầy chăm sóc những trẻ mới đến lớp còn nhút nhát hay những cháu hay quấy khóc như một người cha thứ hai của các em.

Với cương vị là một thầy giáo, thầy Thành dành trọn vẹn tình yêu thương cho những tâm hồn ngây thơ và trong sáng. Dường như thầy chưa bao giờ nói nặng lời với các em học sinh. Ngoài giờ lên lớp, thầy còn dành thời gian để động viên, giúp đỡ gia đình các trẻ có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích họ đưa con em đến lớp. Nhờ sự tận tâm này, thầy đã kịp thời huy động và giúp đỡ nhiều trẻ có cơ hội đến trường.

Giờ đây, thầy Thành đã rất quen thuộc với từng con đường, ngôi nhà, và tính cách của mỗi đứa trẻ ở bản Phiêng Luông. Những đứa trẻ ấy cũng yêu quý thầy như một thành viên trong gia đình. Để có được tình cảm ấy, thầy không chỉ tự học tiếng Mông mà còn cùng bà con trong bản trồng rau, nuôi gà, trỉa bắp để cải thiện bữa ăn và hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.

Cán bộ Công đoàn nhiệt huyết

Với vai trò Phó Chủ tịch Công đoàn, thầy Hoàng Văn Thành luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống cho công nhân viên chức lao động, đồng thời xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại đơn vị, góp phần củng cố tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh.

Để nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, hàng năm vào các dịp như ngày 8/3, 20/10, thầy Thành đã chỉ đạo Ban Nữ công tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, thể dục thể thao, cũng như các hoạt động tham quan, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui, mà còn tạo sự gắn kết và thấu hiểu lẫn nhau giữa các đoàn viên công đoàn trong trường.

Thầy giáo mầm non duy nhất của huyện Bắc Mê
Thầy giáo Hoàng Văn Thành cùng đồng nghiệp. Ảnh: ĐVCC

Thầy Hoàng Văn Thành luôn gần gũi, chia sẻ và động viên đồng nghiệp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Thầy luôn xác định rằng tổ chức Công đoàn không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà còn tạo ra sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể. Vì vậy, thầy luôn gương mẫu, tích cực xây dựng tập thể công đoàn vững mạnh, cùng nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Với 8 năm đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Công đoàn, thầy Thành đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường phát động và triển khai các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “Dạy tốt, học tốt”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý, cũng như xây dựng cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn.

Dưới sự chỉ đạo của thầy, Ban Chấp hành Công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, lập kế hoạch chi tiết, xác định trọng tâm và phương pháp thi đua cụ thể cho từng đợt, từ Ban Chấp hành đến các tổ công đoàn và đoàn viên. Thầy đã vận động đoàn viên tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Nhờ đó, giáo viên ngày càng chủ động học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Kết quả, hằng năm, Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Phiêng Luông đều được xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lãnh đạo Trường Mầm non Phiêng Luông cho biết, với những đóng góp to lớn trong hoạt động công đoàn, thầy Thành đã được Liên đoàn Lao động huyện khen thưởng hàng năm, và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thành quả này là nhờ sự nỗ lực, tâm huyết và trách nhiệm của thầy cùng Ban Chấp hành Công đoàn trong việc bảo vệ và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động. Thầy Thành thực sự là tấm gương sáng để tất cả các giáo viên học tập và noi theo.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy - địa chỉ tin cậy của người lao động Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy - địa chỉ tin cậy của người lao động

Trước những khó khăn, thách thức, Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy (Nam Định) không ngừng nỗ lực vươn lên; đổi mới về nội ...

Tâm sự của cô giáo mầm non về Vòng tay Công đoàn - vòng tay yêu thương Tâm sự của cô giáo mầm non về Vòng tay Công đoàn - vòng tay yêu thương

Tôi là Huỳnh Thị Ngân Phương, giáo viên Trường Mầm non Hoa Thiên Lý (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh). Tôi thật hạnh phúc ...

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - bông hoa tươi thắm của Trường Mầm non Phú Diễn Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - bông hoa tươi thắm của Trường Mầm non Phú Diễn

Cô giáo trẻ Hoàng Thị Nhuận - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phú Diễn (phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm