![]() |
Công ty TNHH Triệu Thái Sơn hiện có khoảng 200 công nhân lao động, chuyên sản xuất ván ép xuất khẩu. Ảnh: HOÀNG DŨNG |
Công nhân tên X. phản ánh: “Đã sang tháng 6/2022 nhưng chúng tôi vẫn chưa được nhận lương của hai tháng liền kề là tháng 4 và 5”. Theo anh X., không chỉ mình anh mà nhiều công nhân khác cũng đang bị chậm trả lương. Việc này, ảnh hưởng đến đời sống của họ khi không có tiền để trang trải cuộc sống gia đình.
Chiều 6/6, để tìm hiểu sự việc, phóng viên và cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Triệu Sơn đã có mặt trong buổi trao đổi thông tin với đại diện Công ty TNHH Triệu Thái Sơn.
Đồng chí Đỗ Thị Lưu – Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: “Tính đến ngày 6/6 Công ty chưa thanh toán tiền lương tháng 4 và 5 cho công nhân lao động. Lý do chưa thanh toán là do đặc thù kinh doanh của Công ty”. Do hàng hóa của Công ty 100% xuất khẩu đi thị trường Mỹ và bị chậm chuyển đi nước ngoài do tàu hàng chậm chuyến, thời tiết không thuận lợi cho việc vận chuyển...
“Việc hàng hóa bị chậm chuyển đi dẫn đến tiền hàng đối tác chưa thanh toán, đây là lí do ảnh hưởng đến quá trình thanh toán lương cho công nhân” – đồng chí Lưu nói.
Theo Chủ tịch Công đoàn Công ty, dù chậm trả lương nhưng Công ty vẫn giải quyết cho công nhân ứng tiền lương nếu có nhu cầu. “Công ty vẫn giải quyết cho công nhân được ứng 100% số tiền lương, thu nhập làm theo sản phẩm nếu công nhân nào có nhu cầu ứng tiền”– đồng chí Lưu khẳng định.
![]() |
Công nhân lao động bị nợ lương sẽ ảnh hưởng đến đời sống. Ảnh: HOÀNG DŨNG |
Trả lời về hướng giải quyết tiền lương chưa chi trả cho công nhân, đồng chí Lưu khẳng định lương tháng 4 sẽ được Công ty chuyển cho công nhân vào hai ngày 7 và 8/6.
"Còn công nhân nói Công ty nợ cả lương tháng 5 là chưa chính xác vì theo quy định của Công ty, lương tháng 5 sẽ được chi trả trong tháng 6" - Chủ tịch Công đoàn Công ty nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hợp đồng lao động giữa Công ty TNHH Triệu Thái Sơn với người lao động không ghi cụ thể ngày, tháng trả lương mà được ghi "Trả lương vào tháng kế tiếp của tháng đó".
Về thông tin công nhân làm việc mà không có hợp đồng lao động, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, công nhân của Công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Do đặc thù công việc, một số thời điểm nhiều hàng hóa, Công ty thuê thêm lao động thời vụ, họ chỉ làm việc trong ít ngày nên không có hợp đồng lao động.
Trước lo ngại của người lao động về việc Công ty nợ lương và có khả năng nợ cả BHXH, sáng 7/6, trao đổi với phóng viên, ông Lê Mạnh Hùng - Giám đốc BHXH huyện Triệu Sơn cho biết: "Công ty TNHH Triệu Thái Sơn đang thực hiện việc đóng BHXH cho 186 người lao động, số tiền BHXH của Công ty trong tháng 5/2022 là 179 triệu đồng, các tháng trước, Công ty này thực hiện đóng đầy đủ, riêng tháng 5 thì chưa đóng."
Từ sự phản ảnh của công nhân và những giải đáp ban đầu của đại diện Công ty, đồng chí Hoàng Văn Huy – Chủ tịch LĐLĐ huyện Triệu Sơn cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục nắm bắt thông tin phản ánh từ người lao động, ý kiến của doanh nghiệp để có hướng giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
LĐLĐ huyện cũng chỉ đạo Công đoàn Công ty thường xuyên báo cáo tình hình chi trả lương cho công nhân cũng như việc thực hiện các chế độ, chính sách khác ở Công ty; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người lao động, trao đổi với Ban Giám đốc Công ty để đảm bảo giải quyết kịp thời các vấn đề, ổn định quan hệ lao động.
1. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019: người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. 2. Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với người lao động Khoản 4, Điều 97, Bộ luật Lao động 2019 quy định: trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. 2. Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với doanh nghiệp có hành vi trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật như sau: - Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; - Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; - Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Theo đó, tùy theo số lượng nhân viên mà doanh nghiệp chậm trả lương, mức phạt đối với hành vi trả lương không đúng hạn, không trả lương có thể dao động từ thấp nhất là 5.000.000 đồng đến cao nhất là 50.000.000 đồng. |
![]() Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao (VH&TT) Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt ... |
![]() Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022, Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chu ... |
![]() Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh, xử ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
