Thái Nguyên: Để thỏa ước lao động tập thể không còn mang tính hình thức
Hoạt động Công đoàn

Thái Nguyên: Để thỏa ước lao động tập thể không còn mang tính hình thức

YẾN NHI - TUẤN HIỆP
Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là mục tiêu, cũng là trăn trở của cán bộ công đoàn tỉnh Thái Nguyên nhằm mang lại nhiều quyền lợi nhất cho đoàn viên, góp phần giảm thiểu mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong các doanh nghiệp.

Thêm những điều khoản có lợi hơn cho người lao động

Ngày 10/6/2024, Công đoàn Công ty cổ phần CNT Group (thuộc công đoàn ngành Xây dựng và Giao thông) đã phối hợp với Ban giám đốc công ty tổ chức hội nghị ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT).

Theo đó, TƯLĐTT của công ty có thời hạn 03 năm gồm 4 chương 30 điều được áp dụng cho người sử dụng lao động (NSDLĐ), đại diện tập thể lao động và người lao động (NLĐ).

Thỏa ước quy định về những cam kết của NSDLĐ động và NLĐ về quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn Thỏa ước có hiệu lực tại công ty. Đặc biệt, bản thỏa ước này có 1 chương gồm 7 điều khoản được thực hiện có lợi hơn cho NLĐ so với Luật Lao động quy định, trong đó có các điều khoản liên quan đến phúc lợi, khen thưởng, hỗ trợ học tập nâng cao trình độ, tiền ăn ca…

“Bản thỏa ước mới ký kết tại Công ty cổ phần CNT được coi là bản thỏa ước lao động “mẫu” trong mục tiêu hướng tới loại bỏ những bản thỏa ước mang tính hình thức, đối phó, chỉ sao chép lại một số nội dung của Bộ Luật Lao động”, đồng chí Nguyên Tấn Sơn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên khẳng định.

Thái Nguyên: Để thỏa ước lao động tập thể không còn mang tính hình thức
Hội nghị ký kết thỏa ước lao động tập thể giữa Công đoàn Công ty cổ phần CNT Group (thuộc công đoàn ngành Xây dựng và Giao thông) với Ban giám đốc công ty. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, Thái Nguyên đã đón nhận đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài và một số tập đoàn kinh tế lớn, tạo diện mạo và động lực mới cho kinh tế Thái Nguyên khởi sắc. Điều kiện làm việc của người lao động được quan tâm hơn. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đã đầu tư dây chuyền công nghệ mới, mở rộng sản xuất, công tác an toàn lao động, môi trường làm việc của NLĐ được cải thiện.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm chế độ chính sách cho NLĐ ở một số ít doanh nghiệp vẫn còn diễn ra; thu nhập của một bộ phận công nhân lao động ở các doanh nghiệp chưa cao, chưa có tích lũy, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn; một bộ phận công nhân lao động chưa am hiểu nhiều về pháp luật lao động và công đoàn, chưa quan tâm đòi hỏi về quyền và lợi ích theo pháp luật quy định, chỉ đến khi lợi ích bị vi phạm mới nảy sinh bất hòa trong quan hệ lao động.

Chính vì vậy, LĐLĐ tỉnh luôn xác định, TƯLĐTT là công cụ quan trọng của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ nên rất cần có giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước.

Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Nguyên đã có 313/392 (đạt 80%) doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết TƯLĐTT, trong đó 91% TƯLĐTT đạt loại A, B, loại C chiếm 7,7% loại D và không xếp loại chiếm 1,3%.

Thông qua tổng hợp, phân loại và quản lý TƯLĐTT cho thấy các bản TƯLĐTT đã có nhiều nội dung tập trung vào những cam kết thiết thực có lợi hơn cho NLĐ về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, bữa ăn ca; thêm thời gian nghỉ ngơi có hưởng lương trong năm, thăm hỏi lễ, tết; điều kiện cho NLĐ học tập, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp…

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hiện nay vẫn còn một số bản thỏa ước còn mang tính hình thức, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm đến việc thương lượng tập thể, nội dung thương lượng chủ yếu xoay quanh vấn đề tiền lương, tiền thưởng và một số vấn đề phúc lợi khác ít có điều khoản có lợi hơn so với quy định của pháp luật, vẫn còn một số bản TƯLĐTT đạt loại C, D.

Thậm chí, một số CĐCS không tổ chức lấy ý kiến của tập thể NLĐ mà trực tiếp xin ý kiến NSDLĐ và chọn thời gian, địa điểm để tiến hành ký kết TƯLĐTT.

Sau khi ký kết, nhiều doanh nghiệp không gửi TƯLĐTT đến cơ quan chức năng và công đoàn cấp trên; công tác giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động nói chung các quy định về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và TƯLĐTT nói riêng của cơ quan chức năng còn ít, chưa bao phủ hết các doanh nghiệp, chưa xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, dẫn đến quyền lợi của NLĐ vẫn còn bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nhận thức của NSDLĐ về đối thoại, thương lượng tập thể, ý nghĩa của TƯLĐTT tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn không ít NSDLĐ không muốn hoặc chưa thực hiện đối thoại, thương lượng, ký kết.

Giải pháp “nói không” với TƯLĐTT mang tính hình thức

Ngay sau Đại hội Lần thứ XVII, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chương trình nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028 với chỉ tiêu phấn đấu 80% các bản TƯLĐTT chỉ bao gồm các nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó LĐLĐ tỉnh đã thành lập một nhóm chuyên gia về thoả ước lao động tập thể cấp tỉnh gồm 08 thành viên chuyên trách để tham mưu cho LĐLĐ tỉnh về các hoạt động để nâng cao chất lượng, thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong các đơn vị, doanh nghiệp; đồng thời tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở về hoạt động này.

LĐLĐ tỉnh cũng thường xuyên thông qua việc phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát đã kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện quy chế đối thoại, thương lượng tập thể cũng như việc ký kết, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện TƯLĐTT.

Thái Nguyên: Để thỏa ước lao động tập thể không còn mang tính hình thức
Ngày 22/5/2024, Ban chấp hành CĐCS Công ty TNHH Công nghệ tấm lát sàn Ausda và lãnh đạo DN đã tổ chức
Lễ ký kết Thỏa ước Lao động tập thể doanh nghiệp. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên

Đồng chí Nguyên Tấn Sơn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động tỉnh cũng trao đổi một số giải pháp mà LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên hướng đến trong thời gian tới.

“LĐLĐ tỉnh cùng công đoàn cấp trên cơ sở sẽ thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về đối thoại, quy trình thực hiện thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT tại doanh nghiệp; nhóm chuyên gia sẽ trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ các cấp công đoàn tổ chức thực hiện.

Nhất là hỗ trợ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc thẩm định nội dung thỏa ước cho CĐCS trước khi tiến hành ký kết; cung cấp TƯLĐTT mẫu, danh sách gợi ý những điều khoản có lợi cho NLĐ... cho CĐCS doanh nghiệp tham khảo”, đồng chí Sơn nhấn mạnh.

Đồng chí Sơn cũng khẳng định, LĐLĐ tỉnh cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các công đoàn cấp trên cơ sở chấm và phân loại TƯLĐTT theo Hướng dẫn số 94 của LĐLĐ tỉnh về đánh giá, xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện việc thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT; biểu dương khen thưởng các đơn vị đã thực hiện tốt và kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tập huấn về đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể Tập huấn về đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

LĐLĐ huyện Yên Dũng phối hợp với Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang tập huấn kỹ năng ...

Đẩy mạnh công tác đối thoại, thương lượng trong các khu công nghiệp đi vào thực chất Đẩy mạnh công tác đối thoại, thương lượng trong các khu công nghiệp đi vào thực chất

Chào mừng thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Mạng lưới Công đoàn các KCN các tỉnh, thành ...

Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng Kinh nghiệm giản đơn để có thỏa ước lao động tập thể chất lượng

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động hưởng lợi, cải thiện đời sống, an tâm làm việc mà ...

Những cuộc thương lượng tử tế… Những cuộc thương lượng tử tế…

Có thể khẳng định thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm mối quan hệ lao động ...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên chia sẻ trong Talk Công đoàn

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm