![]() |
Tăng thời gian làm thêm giờ của lao động thời vụ từ 01/02/2022 (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm của lao động thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng như sau:
Thứ nhất, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ (Trước đây, theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH là không quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ).
Thứ hai, tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ (Trước đây, theo quy định tại Thông tư 54/2015 là không quá 32 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 24 giờ).
Thứ ba, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai quy định trên.
Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần, phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác.
Việc rút ngắn giờ làm việc và bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi; quyết định việc nghỉ không hưởng lương đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm, người sử dụng lao động chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2022.
![]() Đó là chủ đề Tháng Công nhân năm 2022, là năm được dự báo còn nhiều khó khăn do tác động nặng nề của đại ... |
![]() Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp và nâng cao trình độ, kỹ năng ... |
![]() Thí sinh Đào Thị Hồng Ngọc đã thực hiện bộ ảnh "đẹp ngất ngây" trong cả trang phục hiện đại và truyền thống. |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
