Dư âm Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024: Muôn nẻo đổ về bình dân, đồng điệu
Nhịp cầu việc làm

Dư âm Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024: Muôn nẻo đổ về bình dân, đồng điệu

ĐÌNH TOÀN
Tác giả: ĐÌNH TOÀN
Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024 do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk (Trung tâm Dịch vụ Việc làm) cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức ngày 14/6 đã khép lại với nhiều cảm xúc và giá trị. Ngày hội không chỉ tạo ra diễn đàn lao động – việc làm lớn của tỉnh, mà còn nối những nhịp cầu, khơi thông sức bật nguồn nhân lực địa phương với nhu cầu của nhà tuyển dụng.
10.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024" ngày 14/6 Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” cho đồng bào thiểu số Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động Nhu cầu lao động thời vụ, phổ thông, ngành nông nghiệp tăng cao Cậu học sinh nghèo Đắk Lắk rưng rưng dành tiền thưởng mua bò giống làm quà cho mẹ

Những mưu cầu” bình dị

7 giờ sáng 14/6/2024, khuôn viên Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Đắk Lắk ở số 9, đường 10 tháng 3, TP. Buôn Ma Thuột đông dần khi các nhà tuyển dụng, tư vấn việc làm cùng người lao động sải bước qua cánh cổng hình bán nguyệt mang màu xanh hy vọng có dòng chữ chào đón họ đến với “Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk 2024”.

30 phút sau đó, không gian dành cho 30 gian hàng của các nhà tuyển dụng bắt đầu chật dần và những mốc thời gian sau đó dường như chúng tôi không còn để ý vì thật sự cái quan trọng hơn những cú bắt tay, những ánh mắt nụ cười thấu hiểu giữa người lao động và nhà tuyển dụng mới là điều ấm áp và quan trọng hơn hẳn.

Muôn nẻo đổ về yên ổn...
Đông đảo người lao động đến với Ngày hội Việc làm Đắk Lắk 2024. Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Có nhiều người lao động khá rụt rè khi chúng tôi hỏi chuyện, thậm chí vẫn để lộ ánh mắt ngại ngùng khi không muốn tháo chiếc khẩu trang che mặt. Những cô gái chàng trai vùng đất Tây Nguyên nắng gió phơi phới xuân thì tìm đến Ngày hội Việc làm có người tìm việc, có người chưa hẳn tìm việc mà nắm thông tin tuyển dụng và phân vân ở những bước đường lựa chọn công việc trước mắt.

Trong số họ có những người từng trải qua “dư chấn” của đại dịch Covid-19, để rồi những quan niệm về công việc, nhân sinh đã có những thay đổi căn bản.

Không quá mơ ước lương cao, việc lớn. Không quá vọng tưởng chức vụ, tiền tài. Họ dường như muốn tìm một sự bình an và yên ổn.

Muôn nẻo đổ về yên ổn...
Bạn Hà My (phải), từ Lào trở về Đắk Lắk ứng tuyển vị trí việc làm trong Ngày hội. Ảnh: TẤN MÂN

Từ xa xôi ở nước bạn Lào trở về, bạn Hà My, tuổi khoảng 25, người tìm đến với Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024 ngày 14/6, sau một chút ngần ngại cũng đồng ý chia sẻ câu chuyện của bản thân đi tìm việc.

Qua đôi môi mấp máy sau lớp khẩu trang, chúng tôi vẫn nghe được những âm thanh chân thành của một con người trên vùng đất nắng gió. My biểu rằng, dù đi đến để tìm việc nhưng chưa hẳn là lựa chọn việc đi, hay ở lại với vùng đất Đắk Lắk quê hương em.

“Nếu được tuyển dụng đến TP. HCM làm việc thì mình thấy rất là vui. Nhưng thật sự thì mình vẫn nghiêng về hướng tìm việc tại các doanh nghiệp tuyển dụng ở quê hương Đắk Lắk để làm việc trên quê nhà. TP. HCM có điều kiện làm việc và thường là mức lương ổn hơn. Nhưng mình chỉ mong có công việc phù hợp, mức lương ổn định và có cuộc sống bình an với gia đình là được”, cô gái tâm sự.

Muôn nẻo đổ về yên ổn...
Bạn Mai Thị Lành (áo đen) chia sẻ chuyện tìm việc làm và tham gia Ngày hội với
Tạp chí Lao động và Công đoàn. Ảnh: VÕ ĐỨC PHÚC

Cũng như Hà My, bạn Mai Thị Lành, ở xã Ea Hu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, khi tham gia ngày hội việc làm hôm nay Lành mong muốn mình tìm được công việc phù hợp với trình độ tay nghề, sức khỏe bản thân. “Ngành nghề mà mình mong muốn làm việc liên quan đến chế biến, nếu được làm việc tại TP. Buôn Ma Thuột càng tốt, mức lương đủ ăn là được”, em Lành nói.

Muôn nẻo đổ về yên ổn...
Em Hoàng Yến Nhi, người lao động tham gia ứng tuyển vị trí việc làm trong Ngày hội. Ảnh: TẤN MÂN

Còn Hoàng Yến Nhi, cô gái khác ở Đắk Lắk nói rõ luôn là mình mong muốn làm việc tại Đắk Lắk để gần cha mẹ. Trước đây Nhi đã từng ở TP. HCM làm việc nhiều năm, nhưng gặp dịch Covid-19 em xác định về quê để làm việc, ở gần cha mẹ. Những năm qua công việc chưa được ổn định nên khi hay tin có Ngày hội Việc làm Đắk Lắk 2024 thì em liền đi ứng tuyển.

Gian hàng đầu tiên mà Yến Nhi đến là Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải, một đơn vị thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Thaco). “Mình xác định nếu được làm việc tại quê hương Đắk Lắk mức thu nhập chỉ 5 đến 7 triệu đồng tùy theo ngành nghề và công việc, là ổn. Cái chính là sự ổn định công việc của mình và ở bên gia đình, có cơ hội chăm sóc gia đình, cha mẹ. Vậy nên mình quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp mà công ty của Tập đoàn Thaco tuyển dụng”, Yến Nhi chia sẻ.

Những tiếng nói bình dân, đồng điệu

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải là một trong những đơn vị tham gia tuyển dụng tại Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024, đã thu hút rất nhiều lao động đến tìm hiểu, nắm bắt cơ hội làm việc. Mà cũng phải thôi, điều kiện tuyển dụng được phía công ty này đưa ra là “tốt nghiệp trung cấp, tuổi 18 – 45, đam mê nghành nông nghiệp; chịu khó và ham học hỏi...”.

Ở Tây Nguyên không “yêu nông nghiệp” mới là lạ. Lại “chịu khó”, chịu thương nữa... Đây là sự “đồng điệu” và nhu cầu tuyển dụng cũng rất bình dân, khiến người lao động tự tin tìm hiểu, ứng tuyển.

Muôn nẻo đổ về yên ổn...
Nhân viên Thaco AGri phát tài liệu, tờ rơi, cung cấp thông tin tuyển dụng cho người lao động và các em học sinh Đắk Lắk. Ảnh: VÕ ĐỨC PHÚC

Thoáng qua bảng thông tin, chúng tôi nhẩm đếm có đến 4.000 suất lao động được đơn vị của Thaco đưa ra, trong đó 3.000 nhân viên kỹ thuật trồng trọt (chuối, xoài, dứa...); 500 nhân viên kỹ thuật chăn nuôi (bò, heo, cá...) và 500 người cho các vị trí như lái xe cơ giới, cơ khí, bảo trì, cơ điện...

Vậy là các chàng trai cô gái Tây Nguyên của chúng ta có cơ hội và thỏa sức “vẫy vùng” trong ngành nông nghiệp vốn là thế mạnh của vùng đất Tây Nguyên.

Muôn nẻo đổ về yên ổn...
Các bạn trẻ tìm hiểu, ứng tuyển vị trí việc làm ở Cộng ty TNHH Thương mại dịch vụ PBNC. Ảnh: TẤN MÂN

Đắk Lắk đang cho thấy ngày càng rõ sức mạnh về kinh tế nông nghiệp. Nếu đất đai thổ nhưỡng, khí hậu là một món quà của Mẹ thiên nhiên, thì nguồn nhân lực ở xứ sở này cũng là lợi thế lớn cho sự phát triển ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Nhớ lại mới hồi tháng 3 năm ngoái, Công ty CP Xuất nhập khẩu Tập đoàn Chánh Thu (Bến Tre) đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu tại thôn Nam Kỳ, xã Ea Drơng, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk với nguồn vốn đầu tư ban đầu khoảng 467 tỷ đồng. Nhà máy này hiện chuẩn bị hoàn thành, đi vào hoạt động và sẽ thu mua, đóng gói trái cây tươi; sản xuất, cấp đông các trái cây (sầu riêng, chuối, khoai lang…) để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…

Có lẽ đây cũng là lý do mà gian hàng của Chánh Thu tại Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024 thu hút sự quan tâm của đông đảo người lao động.

Chị Trần Thị Thuý Vy, chuyên viên phòng Hành chính nhân sự thuộc Tập đoàn Chánh Thu tại tỉnh Đắk Lắk, cho hay đợt này công ty mong muốn tuyển khoảng 200 người lao động vào các vị trí như công nhân sản xuất, chuyên viên quản lý chất lượng sản xuất, nhân viên kỹ thuật, bảo trì, sửa chữa cơ điện lạnh... Tùy theo vị trí ứng tuyển mà người lao động lựa chọn "gói" hợp đồng thời vụ hay hợp đồng lâu dài, cố định nên rất linh hoạt cho người lao động lẫn nhà tuyển dụng.

“Với các vị trí này mình tin tưởng và kỳ vọng sẽ tuyển được trọn vẹn số lao động mà công ty tuyển dụng đợt này, góp phần đáp ứng cho việc hoạt động sắp tới của nhà máy dự kiến vào tháng 8 tới đây.”, chị Vy nói.

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm