Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Nhịp cầu việc làm

Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động

Đ.TOÀN – TẤN MÂN – T.HẢI
Sáng nay 14/6, hàng ngàn người lao động đã đến số 9, đường 10 tháng 3, TP. Ban Mê Thuột tham gia Ngày hội Việc làm năm 2024 do Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh và Trung tâm DVVL tỉnh tổ chức.
10.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024" ngày 14/6 Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” cho đồng bào thiểu số

Đây sự kiện hướng tới kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024) và Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), đồng thời là ngày hội lớn của đông đảo người lao động tại Đắk Lắk.

Kỳ vọng vào ngày hội lớn

30 doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh trên các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu lao động, du học, điện tử, giày da... đều đã chuẩn bị nhân lực tài liệu, thông tin để cung cấp giới thiếu tới người lao động.

Các doanh nghiệp, đơn vị đều kỳ vọng vào ngày hội lớn và tin tưởng vào trình độ, tay nghề của các ứng tuyển trong đợt này. Đúng 8 giờ sáng, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cùng đại diện một số sở, ngành liênn quan của tỉnh cũng đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tham gia Ngày hội, động viên khích lệ người lao động và các doang nghiệp, đơn vị tuyển dụng.

Đông đảo người lao động đã có mặt từ sáng sớm.

Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Nhiều người lao động có mặt từ sóm.
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Bàn đón tiếp người lao động.
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Lực lượng chức năng tại Ngày hội.

Doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng được lao động trong “Ngày hội việc làm”

Đồng chí Nguyễn Trọng Kiên – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH CPV Food (KCN Becamex, Bình Phước) cho biết, năm nay công ty có tham gia Chương trình “Ngày hội việc làm” được tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Hiện nay, toàn bộ công ty có khoảng 3.600 người lao động và 100% là đoàn viên Công đoàn. Theo nhu cầu của doanh nghiệp cần tuyển dụng khoảng 600 công nhân nữa. Mức lương cơ bản là 5 triệu 10 ngàn đồng, tính cả tăng ca và bảo hiểm lương công nhân khoảng 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Tuy nhiên, từ đầu năm nay, công ty luôn đề bảng tuyển dụng và liên kết với các bên môi giới việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm… nhưng vẫn không tuyển đủ số lượng lao động.

Lý giải cho việc thiếu nguồn lao động này, đồng chí Trọng Kiên cho rằng, công ty luôn ưu tiên tuyển dụng người lao động địa phương. Nhưng hầu hết họ lại đến các tỉnh, thành phố lớn như Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai để tìm kiếm việc làm. Lý do nữa là sau đại dịch Covid -19, người lao động từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung… đều trở về quê và không trở lại Bình Phước nên nguồn lao động giảm.

Hơn nữa, đa số người lao động đều mong muốn vị trí công việc lương cao, nên chọn những công ty chuyên ngành về hóa chất, công nghiệp nặng,có trợ cấp độc hại… Nên những doanh nghiệp bình thường, trả lương thấp hơn sẽ không được người lao động ưu tiên.

Cũng theo đồng chí Kiên, ngoài ra, một lý do quan trọng khác đó là nhà trọ tại khu vực KCN Becamex Bình Phước khá đắt đỏ với công nhân (thường trên 1 triệu động/phòng trọ; mà thu nhập công nhân khoảng 7 triệu động tính cả tang ca).

Ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Bình Dương thì có nhiều phòng trọ dưới 1 triệu đồng/tháng, sẽ khiến người lao động ưu tiên hơn.

Với tất cả lý do đó, mà Công ty TNHH CPV Food đã tham gia Chương trình “Ngày hội việc làm” được tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với mong muốn sẽ tuyển dụng đủ số lượng 600 người lao động đang còn thiếu.

Đối với người lao động là dân tộc thiểu số, công ty cũng có những chính sách và mở lớp tập huấn trước khi vào làm việc. Để từ đó, người lao động sẽ làm quen, thích nghi với môi trường doanh nghiệp sản xuất.

“Thực tế, người lao động chỉ cần biết đọc, biết viết là được. Trước khi vào làm, người lao động sẽ được đào tạo hai ngày liên tiếp về luật lao động, về công việc cần làm trong công ty và vấn đề an toàn vệ sinh lao động… Ngoài ra, tùy theo nhóm lao động thiểu số công ty sẽ có chính sách riêng.

Ví dụ người lao động đạo Hồi sẽ có ngày nghỉ lễ Ramadan công ty sẽ tạo điều kiện cho họ nghỉ lễ, có khu vực để họ thực hiện nghi lễ riêng. Trong vấn đề ăn uống, căng tin cũng ưu tiên nấu món bản địa để người lao động dễ dàng ăn uống, thích nghi…”, đồng chí Trọng Kiên chia sẻ thêm về chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động.

Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Đồng bào thiểu số đến với ngày hội việc làm.

8 giờ sáng nay tại Trung tâm DVVL Đắk Lắk, số 9, đường 10 tháng 3, TP. Buôn Ma Thuột, Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024 với chủ đề "Kết nối việc làm - Định hướng nghề nghiệp - Vững bước tương lai" đã chính thức khai mạc. Tham gia Ngày hội, phía lãnh đạo tỉnh có sự tham dự của bà H'Yim Kđoh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo Liên đoàn Lao động; Công an tỉnh Đắk Lắk; đại diện các nhà tài trợ chương trình Công ty CP Tập đoàn Thaco, Agribank, SHB, SeAbank... cùng đại diện của nhiều sở, ban ngành, cơ quan đoàn thể tỉnh. Đặc biệt là sự tham dự của khoảng 1.000 người lao động.

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H'Yim Kđoh:
"Khó khăn càng lớn, quyết tâm càng cao"

Phát biểu khai mạc Ngày hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H'Yim Kđoh nhấn mạnh: Trong giai đoạn 2021 – 2023 các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, dạy nghề của tỉnh đã đạt và vượt kế hoạch đề ra; toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 100 ngàn người, bằng 67% kế hoạch của giai đoạn 2021-2025, trong đó lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gần 4.000 người, đạt hơn 50% kế hoạch của giai đoạn; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%. Nhiều lao động đã lựa chọn các ngành nghề phù hợp để học tập nhằm chuyển đổi vị trí việc làm nâng cao thu nhập. Những kết quả đó đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế, đảm bảo Quốc phòng – An ninh ở địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải quyết việc làm trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Việc làm ổn định có thu nhập cao còn hạn chế; tỉ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp; việc nắm bắt thông tin về thị trường lao động của người dân còn hạn chế; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề vẫn ở mức thấp...

"Tuy nhiên tôi tin tưởng rằng trước những khó khăn, thách thức chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua. Khó khăn càng lớn, quyết tâm càng cao", nữ Phó Chủ tịch Đắk Lắk nhắn gửi.

Ghi nhận, đánh giá cao sáng kiến tổ chức Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024 của Tạp chí Lao động Công đoàn và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, bà H'Yim Kđoh lưu ý năm 2024 và những năm tiếp theo, thị trường lao động nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của đại dịch Covid-19. Xung đột chính trị giữa một số nước vẫn còn phức tạp; sự sụt giảm sức mua ở các thị trường xuất khẩu, lạm phát, giá cả tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt… làm cho tổng cầu hàng hóa trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn sụt giảm.

Điều này sẽ tác động không nhỏ đến thị trường lao động ở nước ta nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Để hoàn thành các chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 150.000 người, trong đó Xuất khẩu lao động 7.500 người; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 2,3%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 60% lên 65%… của cả giai đoạn 2021-2025, đòi hỏi chúng ta cần có nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ.

Vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm đưa thông tin thị trường lao động, chính sách của Đảng, Nhà nước về giải quyết việc làm, dạy nghề, nhất là các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đến với người dân. Quan tâm, chú trọng đến các vấn đề đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với nhóm lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, lao động ở các huyện nghèo. Cần có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp nhằm giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập.

Đồng thời, liên kết chặt chẽ với các tập đoàn, khu công nghiệp, các doanh nghiệp ở các tỉnh để kết nối thông tin tuyển dụng đa dạng, phong phú và chính thống, giúp cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.

Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, Phó BTC Ngày hội việc làm Đắk Lắk 2024 - nhà báo
Trần Duy Phương tặng hoa cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia ngày hội.
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Phó BTC, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn Trần Duy Phương trao quà cho đoàn viên, công nhân, NLĐ tại Đắk Lắk có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tổ chức Ngày hội Việc làm năm 2024.

Ngày hội là diễn đàn, cầu nối giúp giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phó BTC Ngày hội, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn, nhà báo Trần Duy Phương bày tỏ: Ngày hội nhằm cung cấp những thông tin về nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh và xuất khẩu lao động đến với người lao động, giúp cho người lao động có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân; góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, phát triển kinh tế và ổn định an ninh – chính trị tại địa phương, đặc biệt qua đây cũng là diễn đàn, cầu nối giúp giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên đang còn nhiều khó khăn tại Đắk Lắk.

Thay mặt BTC, Tổng Biên tập tạp chí Lao động và Công đoàn cảm ơn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk cùng các cơ quan ban ngành tỉnh, các nhà tài trợ, doanh nghiệp, đơn vị đã đồng hành cùng Tạp chí Lao động Công đoàn cũng như BTC Ngày hội nhằm tạo ra sân chơi, ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk lần này.

Tại lễ khai mạc, BTC Ngày hội cũng đã trao 50 suất quà, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng cho đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngay sau khi cắt băng khai mạc Ngày hội, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cùng các quan khách, đại biểu và đông đảo người lao động đã trực tiếp tham dự các sự kiện chính của ngày hội. Đó là tham quan, trải nghiệm tại không gian tư vấn, tuyển dụng, cung cấp thông tin của các doanh nghiệp, đơn vị đến người lao động; mini game “Hiểu biết về tài chính” do Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước tổ chức với phần quà tổng trị giá 15 triệu đồng.

Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Đông đảo bà con và người lao động tham dự ngày hội việc làm.
Tường thuật: Đắk Lắk trong ngày hội lớn của người lao động
Một tiết mục văn nghệ trong Ngày hội.

Video: Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm