Sẽ tổ chức chương trình “Đối thoại tháng 5” - Tháng Công nhân năm 2022 Tập huấn nghiệp vụ cho hơn 100 cán bộ công đoàn cơ sở |
|
Bộ luật Lao động 2019 quy định, mức lương tối thiểu là “mức lương thấp nhất được trả cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”. Kể từ năm 2021, ngoài lương tháng tối thiểu, còn có lương tối thiểu theo giờ do Chính phủ quy định (Điều 91 Bộ luật Lao động 2019).
Theo TS. Nguyễn Việt Cường, cũng như các nước khác, việc tăng lương tối thiểu luôn gây tranh cãi. Các ý kiến ủng hộ việc tăng lương tối thiểu cho rằng, cần đáp ứng mức sống và nhu cầu tối thiểu của người lao động (NLĐ) và những người phụ thuộc của họ; bảo vệ NLĐ khỏi bị trả lương quá thấp; giảm bất bình đẳng thu nhập và cũng có thể nâng cao năng suất lao động, giảm tỉ lệ chuyển việc.
Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại rằng việc tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng chi phí lao động, doanh nghiệp sẽ cắt giảm lao động, làm tăng tỉ lệ thất nghiệp hoặc giảm số lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Chi phí nhân công cao hơn cũng sẽ khiến các doanh nghiệp khó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tác động của mức lương tối thiểu có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng và độ co giãn của cung cầu lao động. Việc điều chỉnh lương tối thiểu những năm gần đây cũng có nhiều khác biệt so với những năm trước. Do đó, cần phải xem xét tác động của mức lương tối thiểu đối với việc làm và thu nhập trong thời kỳ gần đây, sử dụng số liệu cập nhật hơn.
![]() |
Công nhân Xưởng Nhúng (Công ty Găng tay DongWon Việt Nam) đi làm cuối tuần để bù 2 ngày ngừng việc, đòi tăng lương - Ảnh: PHẠM VĂN ĐÔNG |
Nghiên cứu “Tác động của tăng lương tối thiểu đến việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Việt Cường thực hiện đã cho thấy nhiều cơ sở thực tiễn và khoa học về tác động của việc tăng lương tối thiểu lên việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ "Điều tra Lao động việc làm giai đoạn 2012 - 2020" của Tổng cục Thống kê.
Nghiên cứu cũng cho thấy, việc tăng lương tối thiểu không có tác động đến việc làm và thất nghiệp nói chung. Lương tối thiểu tăng lên giúp cho NLĐ có mức lương thấp tăng tiền lương. Mức lương tối thiểu tăng 1% sẽ làm tăng 0,83% tiền lương tháng của NLĐ có mức lương thấp hơn lương tối thiểu.
Xét về tổng thể, tác động của tăng lương tối thiểu đối với tiền lương của NLĐ nói chung là không đáng kể nên không làm tăng chi phí về lao động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tỉ lệ NLĐ có lương bình quân giờ dưới mức lương tối thiểu bình quân giờ (quy đổi tương đương từ lương tối thiểu tháng), cao hơn tỉ lệ NLĐ nhận lương dưới mức lương tháng tối thiểu. Điều này cho thấy sự cần thiết của mức lương tối thiểu theo giờ ở Việt Nam. Nó có thể bảo vệ những NLĐ lương thấp có công việc tạm thời, theo mùa vụ.
![]() |
Công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam (Bắc Giang) ngừng việc tập thể để đòi quyền lợi vào ngày 31/3. Ảnh: NVCC |
“Hai năm vừa qua, lương tối thiểu không tăng. Theo ý kiến của tôi, Chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo việc tuân thủ mức lương tối thiểu, nhằm bù đắp kịp thời trượt giá để giảm bớt khó khăn cho NLĐ. Hiện nay, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về vay vốn, giảm thuế. Tăng lương tối thiểu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Nhưng theo thời gian, doanh nghiệp có thể điều chỉnh được. Ngay cả trong ngắn hạn, tăng lương tối thiểu chỉ làm tăng đến phần lương cơ bản mà không phải tăng các khoản phụ cấp hay tổng thu nhập của NLĐ. Do đó, việc tăng lương tối thiểu không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Tăng lương tối thiểu sẽ đặc biệt có ý nghĩa với những NLĐ lương thấp, cần được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19. Hiện tại, chỉ những NLĐ bị mất việc làm hoặc tạm thời bị nghỉ việc mới đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Việc hỗ trợ cho NLĐ thu nhập thấp nhưng chưa bị mất việc còn rất hạn chế. Mặc dù những NLĐ này không bị mất việc làm nhưng mức lương của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch và không đủ khả năng chi trả mức sống tối thiểu. Do đó, các hỗ trợ cũng nên tập trung vào những NLĐ có mức lương thấp, dưới mức lương tối thiểu.
Trong bối cảnh hiện nay, tăng lương tối thiểu ở mức bao nhiêu, thời điểm nào cần được Hội đồng Tiền lương Quốc gia xem xét, đánh giá, cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng để tham vấn Chính phủ”, TS. Nguyễn Việt Cường nêu quan điểm.
Trước năm 2020, tiền lương tối thiểu của công nhân, lao động thường được tăng mỗi năm từ 5 đến 7%. Trong hai năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lương tối thiểu vùng đã không tăng. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022. Căn cứ đề nghị sớm tăng lương tối thiểu vùng dựa vào Điều 91 Bộ luật Lao động 2019; căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội: GDP tăng khoảng 6,0 - 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Quốc hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng trên 5%. Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, 2 năm qua, NLĐ đã rất chia sẻ với doanh nghiệp, đồng hành, nỗ lực cùng với doanh nghiệp để vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh. Về phía doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm để bù đắp tiền lương, thu nhập đảm bảo đời sống cho NLĐ. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo 4 vùng: Vùng 1 (4.420.000 đồng/tháng); vùng 2 (3.920.000 đồng/tháng); vùng 3 (3.430.000 đồng/tháng); vùng 4 (3.070.000 đồng/tháng). |
![]() Tại phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia chiều ngày 28/3, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đưa ra đề xuất tăng ... |
![]() Ngày 23/3/2022, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ... |
![]() Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: "Khi người lao ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
