![]() |
Người lao động được kiểm tra nhiệt độ thường xuyên |
Từ tuyên truyền đến... hành động
Đầu tiên, Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên Thành phố (05 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đã tổ chức may và tặng khẩu trang vải miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Tham gia may khẩu trang, ngoài đoàn viên, thanh niên trong Trung tâm, còn có các tình nguyện viên và một số người dân trên địa bàn Thành phố.
Tất cả đều làm việc bằng tinh thần tương thân tương ái với mong muốn có thể giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Chương trình may khẩu trang không giới hạn giờ giấc, tất cả mọi người đều có thể đến phụ may, xếp khẩu trang.
Đại diện của Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên Thành phố cho biết: Toàn bộ những chiếc khẩu trang sau khi may xong sẽ được sát khuẩn sạch sẽ và đóng gói. Bắt đầu từ ngày 22/3/2020, tính đến nay, số khẩu trang vải đã may được là 17.000 khẩu trang, mỗi ngày Trung tâm đã trao tặng khoảng 300 đến 500 phần khẩu trang đến những người vô gia cư và có hoàn cảnh khó khăn, mỗi phần gồm hai chiếc khẩu trang và một chai rửa tay sát khuẩn.
![]() |
Tình nguyện viên của Trung tâm tặng nước uống cho bà con lao động nghèo |
Theo đó, việc may, tặng khẩu trang vải không chỉ góp phần chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19 mà còn nhân rộng, lan tỏa tinh thần sẻ chia, quyết tâm đẩy lùi đại dịch. Đây chính là hành động thiết thực của tuổi trẻ TP HCM nhằm chung sức phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19 trong cộng đồng.
Bên cạnh việc may và tặng khẩu trang vải miễn phí, Trung tâm còn tổ chức 35 đợt hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh như hướng dẫn rửa tay đúng cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Thực hiện điệu nhảy tuyên truyền rửa tay đúng cách, tặng khẩu trang y tế miễn phí, tặng dung dịch rửa tay sát khuẩn miễn phí.
Ngoài ra, Trung tâm còn giải đáp những thắc mắc của người dân về những điều còn chưa biết đầy đủ thông tin về dịch bệnh Covid-19. Luôn luôn cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh dành cho người lao động có thu nhập thấp (xe ôm, bán dạo,..), người lang thang cơ nhỡ, đoàn viên thanh niên.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ Trung tâm đã vận động và tặng miễn phí hơn 10.000 chai nước rửa tay khô sát khuẩn, tặng 10.000 khẩu trang y tế. Tổ chức tổng vệ sinh, tặng xà phòng và hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè và Nhà Dưỡng lão tình thương Vinh Sơn cho hơn 300 cụ đang sinh sống tại đây.
![]() |
Mỗi phần cơm là tấm lòng thơm thảo |
Không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến Covid-19
Trung tâm còn thực hiện xây dựng và trao tặng bồn rửa tay từ vật liệu tái chế. Bồn rửa tay từ vật liệu tái chế đầu tiên đã được Trung tâm thực hiện tại quận Bình Tân.
Ngoài ra, Trung tâm đang phát động chương trình “Chung tay phòng chống dịch Covid-19”. Nội dung hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu như 1.000 suất cơm; 5.000 phần mì gói; 10.000 khẩu trang vải; 2.000 chai nước rửa tay; 300 phần quà. Đối tượng nhận là người có thu nhập khó khăn, người vô gia cư, bán vé số, bán hàng rong, người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, người đang điều trị bệnh mãn tính…
Thời gian phát cơm, nước uống, khẩu trang vải và nước rửa tay định kỳ vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu, chủ nhật. Thời gian phát mì gói, nhu yếu phẩm khác (bánh xốp, nước mắm…), khẩu trang vải và nước rửa định kỳ vào các ngày thứ ba, năm, bảy, chủ nhật.
![]() |
Người lao động đến đây đều được nhận cơm và nước uống miễn phí |
Chú Huỳnh Năm làm công việc chủ yếu là bán vé số dạo nhưng hai tuần này phải nghỉ bán vì dịch Covid 19. Chú không có cơm ăn, những ngày đầu, ai cho gì chú ăn nấy. Sau đó, khi biết tin tại Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên Thành phố phát nhu yếu phẩm hỗ trợ, ngày nào chú Năm cũng đến đây, hôm thì mì tôm, gạo, hôm thì khẩu trang và nước sát khuẩn.
“Từ khi không bán vé số nữa, tôi không có thu nhập, khó khăn lắm. Già rồi mần ăn chi được, con cái ở quê cũng khó khăn, về quê cũng không được nữa. May có trung tâm ngày nào cũng phát đồ ăn, nước uống và khẩu trang, nước rửa tay. Tôi cám ơn nhiều lắm.”, chú Năm cảm động tâm sự.
Cô Hai Hớn, cũng là người quen của Trung tâm trong những ngày này, cô thường đi lượm ve chai rồi bán lại kiếm đồng mua cơm. Nhưng vì dịch, không ai buôn bán gì, những người như cô Hai Hớn không có việc làm, hết tiền mua cơm nhưng nhờ có Trung tâm hỗ trợ vượt qua được khó khăn này. Chia sẻ về sự giúp đỡ, cô bộc bạch:
“Lúc nghe tin không được bán hàng hay ra đường chúng tôi lo lắm, lo vì không có cái ăn, chết đói mất. Nhưng được mọi người kéo đi đến đây để nhận gạo, mì tôm, thức ăn mỗi ngày, nên tôi cảm động lắm. Còn có nhiều người tốt lo cho người vô gia cư, nghèo khổ như chúng tôi.”
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận của PV:
![]() |
Bất cứ người lao động nào đến Trung tâm đều được kiểm tra thân nhiệt |
![]() |
Người lao động nào đến đây cũng được nhận cơm hỗ trợ của các nhà hảo tâm |
![]() |
Người lao động được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ tình nguyện viên |
![]() |
Phát cơm tặng người lao động nghèo |
![]() |
Qùa dành tặng người lao động khó khăn |
![]() Trước thực trạng dịch bệnh Covid-19 kéo dài, những suất cơm, gian hàng 0 đồng tại các bệnh viện được xem như là "phao cứu ... |
![]() Tính đến 7h sáng ngày 14/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,9 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() Sau khi nắm thông tin bệnh nhân 22 được xác định là âm tính với Covid-19 ở Đà Nẵng lại có kết quả dương tính ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
