Đời sống

Tại sao lương công nhân không đủ sống?: Vòng luẩn quẩn tăng ca và cơn bão giá

THANH THẢO
Tác giả: THANH THẢO
Chúng tôi đã đăng tải kỳ 1 bài viết dài kỳ “Tại sao lương công nhân không đủ sống?” của tác giả Thanh Thảo; trong đó, tác giả đặt câu hỏi làm thế nào để công nhân và gia đình họ có mức lương sống được, bởi không ai đi làm chỉ để nuôi sống bản thân mình. Chúng tôi tiếp tục đăng tải tiếp kỳ 2 của bài viết.
Tại sao lương công nhân không đủ sống?: Vòng luẩn quẩn tăng ca và cơn bão giá
Công nhân Công ty TNHH LEOCH BATTERY (Chơn Thành, Bình Phước) sản xuất linh kiện để làm bình ắc-quy. Ảnh: Xuân Túc.

Người lao động có “đắt hàng”?

Sau khi “phủ sóng” tiêm vắc xin khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ đã cho thấy sự “hạ nhiệt” thấy rõ của Covid-19, kể cả khi biến thể Omicron khiến nhiều người lo ngại đang có nguy cơ lan tràn. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng phục hồi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất để bắt đầu làm ăn khấm khá.

Bấy giờ, người ta lại nghĩ tới lực lượng lao động. Đó là công nhân, chủ yếu là công nhân đã từng làm việc trong các doanh nghiệp lớn, trong những nhà máy lớn, những công ty lớn. Khi độ lớn càng… to thì sự xoay trở sau dịch bệnh càng có phần chậm, đó là điều đương nhiên.

Những công nhân đã phải hồi hương về quê trong thời đỉnh cao của dịch bệnh, nay họ quay lại thành phố, vì ở quê cũng không biết làm gì để sống. Nhưng quay lại nhà máy hay công ty cũ để làm việc, dù những nơi này “hân hoan chào đón họ”, thì rất nhiều công nhân lại phải suy nghĩ.

Chính những khi công nhân khốn khổ nhất trong đỉnh dịch, nhà máy hay công ty chẳng giúp gì cho họ thoát thời điểm khốn cùng, thì liệu nơi đó có chỗ cho mình gắn bó lâu dài không? Câu trả lời, công nhân tự tìm cho mình. Họ chọn lựa những nhà máy hay công ty khác.

Bây giờ đang là thời điểm người lao động “đắt hàng”, dù thời gian cho sự đắt hàng này kéo dài bao lâu thì không ai biết. Có thể bây giờ lương sẽ tăng, nhưng với mức tăng ấy trong thời xăng dầu tăng, dịch vụ tăng, chuyện học hành của con cái cũng tốn kém hơn, thì mức lương tăng ấy trừ phụ chi tăng, sẽ quay về đúng mức thu nhập cũ. Nghĩa là công nhân vẫn thu nhập không đủ sống.

Vòng luẩn quẩn phổ biến

Một vị nữ tiến sĩ là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, dựa vào phương pháp tính "Lương đủ sống Anker", đã nói về chuyện công nhân phải tăng ca:

"Tăng ca để nâng thu nhập nhưng lại phải mất tiền gửi con, sức khỏe suy giảm. Về lâu dài lại tốn chi phí cho y tế". Nữ tiến sĩ nói và cho rằng đây là vòng luẩn quẩn mà hầu như công nhân nào cũng mắc phải.

Tại sao lương công nhân không đủ sống?: Vòng luẩn quẩn tăng ca và cơn bão giá
Với mức lương hiện tại, công nhân phải chi tiêu tằn tiện mới đủ sống. Ảnh: N. Liên.

Do hợp đồng với đối tác qui định chặt chẽ thời gian giao hàng, nên nhà máy phải tăng ca thường xuyên. Công nhân tăng ca sẽ tăng thêm thu nhập, nhưng bù lại, cái họ mất lớn nhất chính là sức khỏe của bản thân mình. Sức khỏe giảm, sinh bệnh tật, không còn đủ sức lao động, tương lai những công nhân ấy sẽ thế nào?

Có một thực tế là, rất nhiều cặp vợ chồng công nhân không dám có đứa con thứ hai, dù TP. Hồ Chí Minh kêu gọi, thậm chí “treo thưởng 10 triệu đồng” cho cặp vợ chồng nào sinh con thứ hai, nhưng gần như không có ai hưởng ứng. Đơn giản, vì sinh con thứ hai thì làm sao nuôi? Sinh một con, nuôi đã quá vất vả rồi.

Như thế, chỉ tính đơn giản thì làm tăng ca có tăng thêm thu nhập, nhưng bù qua trừ lại, thu nhập ấy không giúp công nhân có được một số tiền tích lũy, dù ít ỏi. Chưa kể, làm tăng ca, sức khỏe giảm sút sẽ sinh nhiều bệnh tật, lúc ấy, tiền đâu chữa bệnh?

Vòng luẩn quẩn của người công nhân họ đều biết nhưng không thoát nổi. Cái vòng ấy nếu không được gỡ bởi doanh nghiệp, bởi Nhà nước, chỉ cần có một tai ương cộng đồng như dịch bệnh Covid-19 nữa xảy ra, thì biết làm sao?

Chúng ta đều biết, tiền dành dụm của mỗi gia đình cho một “quỹ dự phòng” là vô cùng cần thiết, để khi ốm đau, tai nạn hay bất cứ việc gì phải bắt buộc cần đến tiền. Cái “quỹ dự phòng” ấy ở mỗi gia đình công nhân hiện nay gần như không có. Đó là điều đáng lo ngại nhất.

"Bão giá" ập xuống đầu công nhân

Bắt đầu từ giá xăng dầu tăng, do xung đột Nga - Ukraina, "bão giá" ập xuống đầu công nhân quá nhanh, nhiều người không lường kịp.

Người ta thường nói, một cánh bướm đập nhẹ ở Nam Mỹ cũng có thể khiến Đông Nam Á chịu một cơn bão, huống chi đây là xung đột vũ trang, chết chóc, sụp đổ, cấm vận... nó lập tức đưa cả thế giới vào khó khăn kinh tế khủng khiếp trên tất cả các mặt. Công nhân không chỉ chịu giá xăng tăng, mà còn chịu cơn "bão giá" kéo theo từ hiệu ứng giá xăng, không cách gì tránh được. Lương hay thu nhập do tăng ca trở nên quá nhỏ bé trước "cơn bão giá" đồng loạt này. Không chỉ TP. Hồ Chí Minh phải chịu "cơn bão" này, mà cả nước cùng phải chịu.

Khi người công nhân cùng gia đình họ phải ở trọ để đi làm trong khu công nghiệp, trong nhà máy, thì câu chuyện phải hứng "bão giá" là không sao tránh khỏi. Hồi trước "bão giá", dù không thể tích lũy được tiền dự phòng, nhưng có thể tháng nào cũng đắp đổi qua ngày không phải vay mượn, thì nay đã khác hẳn.

Một khi "bão giá" không phải khởi phát từ Việt Nam, thì thật không biết kêu ai. Vì chẳng ai giải quyết cho chuyện này cả. Đời người công nhân đã phải trải qua những khó khăn kiểu này hay kiểu khác quá nhiều, nhưng với "bão giá" lần này, chắc phải chờ xung đột ngừng lại, chuyện hoạt động kinh tế toàn cầu trở lại gần với mức bình thường, thì may ra, chuyện "bão giá" ở Việt Nam mới bớt căng thẳng.

Tại sao lương công nhân không đủ sống?: Vòng luẩn quẩn tăng ca và cơn bão giá
Thu nhập thấp trong khi các chi phí sinh hoạt đều tăng sẽ gây áp lực lớn đến đời sống người lao động, đặc biệt là công nhân. Trong ảnh: Công nhân thuê trọ trong Khu công nghiệp Nam Thăng Long (TP. Hà Nội). Ảnh: M. Hoàng.

“Dịch Covid giá”

Nói "bão giá", không chỉ riêng công nhân phải chịu, mà doanh nghiệp cũng phải è cổ gánh, nhưng dù sao, thân phận người công nhân cũng bé nhỏ hơn rất nhiều, và "bão giá" dù ào ạt hay len lỏi, vẫn khiến người công nhân... tức thở.

Đây là câu chuyện giữa công nhân và doanh nghiệp. Cần có sự chia sẻ, nâng đỡ nhau cùng vượt qua ách nạn này, chứ không thể phần doanh nghiệp tự lo, phần công nhân tự chịu. Chia sẻ lợi nhuận trong hoàn cảnh quá khó khăn này thật không dễ, nhưng muốn doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, thì không thể thiếu chia sẻ. Bởi, đây cũng có thể là một “dịch Covid mới, Covid-giá” mà mức độ tác hại đến đồng lương ít ỏi của người công nhân là tính hết sức dễ. Tính được nhưng không khắc phục được, đó mới là vấn đề.

Với "bão giá" lần này, không chỉ Việt Nam phải chịu, mà toàn thế giới đều phải chịu, dù mức độ có khác nhau. Với Việt Nam, mức độ không hề nhẹ. Khi doanh nghiệp và người công nhân thấy cùng chung lợi ích, nếu doanh nghiệp không tìm cách “bù lương” cho công nhân, thì lợi ích chung kia sẽ tụt xuống mức báo động. Và thiệt hại thì cả chủ và người lao động cùng phải chịu, một thiệt hại mà ngay bây giờ chưa tính hết được.

Phải thực sự đoàn kết mới chống lại "bão giá" có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp chỉ lo phần mình, thì khi "bão giá" gây thua lỗ, công nhân lại không thể trụ bám nơi làm việc mà phải bỏ về quê lần nữa, câu chuyện sẽ dẫn tới đâu thì ai cũng biết.

Với người nông dân, tuy chịu khổ vì "bão giá", nhưng họ còn mảnh vườn, thửa ruộng để có thể rau cháo qua ngày, còn công nhân thì đúng là vô phương.

(Còn tiếp)

Tại sao lương công nhân không đủ sống? Tại sao lương công nhân không đủ sống?

Lương là vấn đề thiết thân đối với mọi người lao động (NLĐ). Lương thấp cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc đình công, ngừng ...

Lương công nhân thấp nên tiết kiệm thế nào? Lương công nhân thấp nên tiết kiệm thế nào?

Hiện nay, phần lớn công nhân có mức lương và tổng thu nhập còn thấp. Đặc biệt, rất đông công nhân làm việc tại khu ...

Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà

Rời quê hương ra thành phố lập nghiệp, hầu hết công nhân, người lao động đều mong mua được nhà ở xã hội với giá ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm