Đời sống

Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà

XUÂN HẬU
Tác giả: XUÂN HẬU
Rời quê hương ra thành phố lập nghiệp, hầu hết công nhân, người lao động đều mong mua được nhà ở xã hội với giá cả hợp lý. Song, với mức lương hiện nay thì công nhân rất khó tiếp cận và sở hữu nhà. Việc tăng cường các chính sách hỗ trợ là giải pháp cần thiết để hiện thực hóa giấc mơ an cư lạc nghiệp cho công nhân.
Tăng thời giờ làm thêm: Từ trên 40 giờ và không quá 60 giờ trong một tháng Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay Điều trị Covid-19 tại nhà có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?
Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà
Với mức lương hiện tại, công nhân phải chi tiêu tằn tiện mới đủ sống. Ảnh: XH

Mua nhà - giấc mơ không tưởng

Vợ chồng chị Lê Thảo Hiền (quê Quảng Bình) cùng là công nhân tại Công ty TNHH Murata Manufacturing Việt Nam (Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng). Chị Hiền tâm sự, tính cả tiền làm thêm giờ, hai vợ chồng mỗi tháng thu nhập khoảng 15 triệu đồng. Với mức chi tiêu tằn tiện và trong tháng đó không ốm đau hay phát sinh thêm chi phí thì hai vợ chồng tiết kiệm được từ 1 đến 1,5 triệu đồng.

Song, dịch bệnh ập đến, chị Hiền và chồng đều nhiễm Covid-19 nên phải tạm nghỉ việc. Số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng lúc đó còn khoảng gần 5 triệu đồng cũng lấy ra dùng hết. Ngoài ra, chị phải vay mượn thêm gia đình ở quê thì mới đủ chi tiêu trong thời điểm khó khăn. Tết vừa rồi, gia đình chị không về quê mà ở lại Đà Nẵng kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập.

Với mức lương công nhân, sau gần 5 năm xây dựng tổ ấm ở Đà Nẵng, anh chị cùng hai con nhỏ vẫn sinh sống trong căn phòng trọ gần 20 mét vuông. Căn phòng trọ gia đình chị Hiền đang thuê có giá 1,5 triệu đồng/tháng, nhìn khá ẩm thấp và ngột ngạt. Tuy nhiên, chị Hiền không còn lựa chọn nào khác khi mà thu nhập hằng tháng chỉ có như vậy. Nói về dự định mua nhà tại Đà Nẵng, vợ chồng chị Hiền đều lắc đầu ngao ngán và cho đó là giấc mơ không tưởng.

“Hai con mỗi ngày một lớn, chúng tôi cũng muốn tiết kiệm thật nhiều tiền để mua được nhà ở. Nhưng mức lương công nhân chỉ đủ chi tiêu, giờ còn phải trả nợ cho gia đình ở quê. Dành dụm tiền mua nhà với tôi như giấc mơ...”, chị Hiền tâm sự.

Với mức lương công nhân, không riêng gia đình chị Hiền, nhiều người lao động ngoại tỉnh khác tại Đà Nẵng cũng xem việc có nhà là giấc mơ xa vời. Theo thống kê, Đà Nẵng hiện có khoảng 330.000 công nhân. Trong đó, hơn 72.000 người đang làm việc tại các khu công nghiệp. Lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 45% và hầu hết đang thuê trọ.

Từ năm 2017, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1772 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển nhà ở công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Mục tiêu đến năm 2020, giải quyết nhu cầu nhà ở cho ít nhất 20% số công nhân tại các khu công nghiệp và đến năm 2030 sẽ giải quyết cho ít nhất 35% số công nhân. Hiện TP. Đà Nẵng đã có chủ trương xây mới gần 10.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, với thu nhập hiện tại thì số đông công nhân rất khó tiếp cận để mua căn hộ và nhà ở xã hội.

Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà
Căn phòng trọ nhỏ, chật chội của gia đình chị Hiền. Ảnh: XH

Thêm chính sách hỗ trợ

Từ thực tế đó, nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn để công nhân cải thiện đời sống cũng được các đơn vị xây dựng. Cụ thể, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Đà Nẵng mỗi năm đều triển khai chương trình “Cho vay nhà ở xã hội” nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua nhà ở xã hội của người dân trên địa bàn.

Theo đó, năm 2022, kế hoạch nguồn vốn cho vay của NHCSXH TP. Đà Nẵng cho chương trình nhà ở xã hội là 100 tỉ đồng. Trong đó có đối tượng là người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. Hạn mức cho vay, đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Lãi suất cho vay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ, hiện nay là 4,8%/năm. Thời gian cho vay tối đa 25 năm kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.

"Chương trình “Cho vay nhà ở xã hội” là cơ hội để công nhân, người lao động có thể hiện thực hóa giấc mơ "an cư lạc nghiệp", ổn định cuộc sống. Thủ tục vay vốn cũng được chúng tôi tinh giảm để người lao động dễ dàng thực hiện. Hiện tại, chúng tôi đang có 7 phòng giao dịch tại các quận, huyện, người lao động có thể tìm đến để có những hướng dẫn cụ thể hơn", ông Đoàn Ngọc Chung - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH TP. Đà Nẵng cho biết.

Với mức lương hiện nay, công nhân khó tiếp cận và sở hữu nhà
LĐLĐ TP. Đà Nẵng thăm, động viên công nhân ở lại ăn Tết tại Nhà ở xã hội trong Khu công nghiệp Hòa Khánh (ảnh tháng 1/2022). Ảnh: XH

Bên cạnh đó, từ năm 2016, LĐLĐ TP. Đà Nẵng cũng thành lập Quỹ trợ vốn để thể hiện sự đồng hành, chăm lo của Công đoàn với đội ngũ công nhân, viên chức lao động (CNVCLĐ) có thu nhập thấp. Quỹ trợ vốn được thành lập trên cơ sở thống nhất của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND TP. Đà Nẵng, với số vốn cho CNVCLĐ khó khăn vay ban đầu là 10 tỉ đồng, trong đó UBND TP hỗ trợ 4 tỉ đồng.

Đối tượng được vay vốn là CNVCLĐ có thu nhập từ 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm vay trở xuống. Sản phẩm cho vay gồm cho vay sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, mức vay từ 5 đến 20 triệu đồng, vay tối đa trong 12 tháng; cho vay cải thiện về chỗ ở với mức vay 5 đến 30 triệu đồng, thời gian vay tối đa 24 tháng; cho vay cải thiện phương tiện sinh hoạt, mức vay 5 đến 15 triệu đồng, thời gian vay tối đa 24 tháng. Lãi suất của Quỹ bằng lãi suất NHCSXH thành phố tại cùng thời điểm vay. Đồng thời, người vay không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Tính riêng trong năm 2021, có 417 đoàn viên, CNVCLĐ tại 79 công đoàn cơ sở vay vốn, giải ngân trực tiếp nguồn vốn hơn 12,4 tỉ đồng.

Từ những chính sách hỗ trợ, khoảng cách mức lương của công nhân đến giấc mơ an cư lạc nghiệp đã được rút ngắn hơn. Mong muốn có căn nhà mới với giá cả hợp lý lại được nhen nhóm với những gia đình công nhân như gia đình chị Hiền.

“Sau khi trả nợ vay gia đình để chi tiêu lúc dịch bệnh xong, chúng tôi sẽ tiếp tục tiết kiệm. Có thể 5 năm qua, hai vợ chồng vẫn chưa có gì, nhưng hy vọng 5 năm tới, với những chính sách hỗ trợ hiện nay, chúng tôi sẽ có được căn nhà của riêng mình”, chị Hiền kỳ vọng.

Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay

Nói về hoạt động góp tiền giúp đồng nghiệp khó khăn do Công đoàn phát động, chị Nguyễn Thị Màu - Tổ trưởng tổ Chặt ...

Những bài học chưa bao giờ cũ về thị trường Những bài học chưa bao giờ cũ về thị trường

Tổng kết năm 2021, thị trường bất động sản (BĐS) và chứng khoán ghi nhận hai sự kiện có tác động lớn là sự kiện ...

Sự cố công trình tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung...chờ giải quyết! Sự cố công trình tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung...chờ giải quyết!

Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vừa đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội sớm ban hành hướng dẫn ...

Quảng Nam:Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân Quảng Nam:Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Ngày 14/2/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn số 826/UBND-KTN về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm