Kỳ 1: Công nhân đi làm không chỉ tự nuôi mình
![]() |
Lương thấp cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể thời gian qua. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Simone Tiền Giang ngừng việc tập thể, đình công, đòi tăng lương và các chế độ lao động, tháng 2/2021. Ảnh: thtg.vn |
Vấn đề nóng trong cả nước
Lương công nhân là vấn đề nóng trong cả nước chứ không riêng một địa phương nào. Những đợt bùng phát của dịch Covid-19 trong năm 2021, bắc cầu sang năm 2022 đã khiến hàng triệu công nhân lao đao. “Cuộc hồi hương vĩ đại” từ tháng 10 năm 2021, khi công nhân và người lao động tự do không thể trụ lại ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh công nghiệp ở Nam Bộ đã nói lên quá rõ một điều: Công nhân ăn ở rất cực khổ, lương không đủ sống, lại gặp dịch bệnh, nhà máy phải đóng cửa hay hoạt động chỉ còn vài mươi phần trăm công suất; nhà máy và doanh nghiệp không hỗ trợ để giữ chân công nhân, tới mức họ không thể sống nổi chờ qua đỉnh dịch. Vậy là những cuộc hồi hương đau xót bắt đầu, những chiếc xe máy chở nặng cả gia đình hồi hương đã gây ra một làn sóng xót thương và tình nguyện ủng hộ chưa từng có của đồng bào nhiều tỉnh thành dọc quốc lộ 1. Tình nghĩa đồng bào là hết sức cảm động, nhưng để xảy tới tình trạng hồi hương bất đắc dĩ như thế, có nên chăng?
Sau Tết, rất nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh công nghiệp ở Nam Bộ bắt đầu tìm kiếm công nhân, thậm chí “chiêu dụ” công nhân về làm việc cho mình với những mức lương ưu đãi hơn trước, nhưng tình trạng thiếu lao động, nhất là những lao động đã có kỹ năng, có tay nghề, có thâm niên là điều không dễ gì giải quyết trong thời gian cả nước đang mở cửa trở lại với chủ trương “sống chung cùng Covid”. Sẽ có những công nhân từ các tỉnh phía Bắc, thậm chí từ các tỉnh miền núi phía Bắc quay trở lại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh công nghiệp Nam Bộ. Nhưng không thể, không phải là tất cả. Vì họ cũng đã biết, hồi tháng 2/2022, hàng ngàn công nhân Công ty TNHH Viet Glory ở Nghệ An đã đồng loạt ngừng làm việc nhiều ngày, yêu cầu tăng lương, bổ sung phụ cấp, giải quyết nhiều kiến nghị liên quan.
Công nhân đồng loạt ngừng làm việc khiến hoạt động của Công ty Viet Glory bị đình trệ hoàn toàn.
![]() |
Lương không đủ sống, cộng với “bão giá”, công nhân lao động rơi vào vòng luẩn quẩn tăng ca, kiếm thêm thu nhập nhưng làm kiệt sức vẫn không có tích lũy… Ảnh: Hà Chiến. |
Phải sống được mới làm việc được
Tình trạng ngừng việc tập thể như vậy đã diễn ra không ít ở một số tỉnh phía Bắc miền Trung, nơi đã từng có rất nhiều công nhân và gia đình cực chẳng đã phải “hồi hương” vì không còn cách gì bám trụ để sống chờ đại dịch qua đỉnh cao ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ năm 2021.
Bây giờ, nói lương công nhân không đủ sống là nói thật, không một chút cường điệu. Vì cuộc sống không chỉ ngày ăn hai bữa cơm đạm bạc, buổi sáng chỉ một bát mỳ tôm mà sống còn gắn liền với chỗ ở. Tiền nhà trọ hằng tháng đã khiến nhiều gia đình công nhân phải vất vả, thêm tiền nước, tiền điện và nhiều đóng góp khác để nuôi con, để cho con đi học trở lại, hay còn phải học online.
Công đoàn ở một số doanh nghiệp, xí nghiệp chưa khẳng định được vai trò càng khiến công nhân không biết trình bày những khó khăn thiếu thốn của mình với cấp trung gian nào, mong tiếng nói thiết tha của họ đến với chủ lao động như thế nào.
Ngay trước đại dịch, đời sống công nhân đã rất khó khăn rồi. Đại dịch chỉ làm “lộ sáng” những khó khăn nhiều khi vô phương giải quyết của công nhân. Ngay tại một địa phương là Quảng Ngãi, đang quá trình công nghiệp hóa, thì mức lương công nhân ở nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty vẫn rất thấp. Tôi có người cháu, vợ mất việc làm trong đại dịch, phải nuôi hai con nhỏ mà chỉ có một lao động chính là người chồng. Lương cơ bản của chồng là 4,2 triệu đồng/ tháng. Tết Nhâm Dần cũng chỉ được “thưởng” 3 triệu đồng, không hề có tháng lương thứ 13. Làm việc nặng nhọc mà mức lương “nhẹ” như vậy, lại phải nuôi vợ và hai con, cùng cha mẹ già, thì làm sao cho đủ. Nói “lương công nhân không đủ sống” là phải nghĩ đến cả gia đình họ. Chẳng ai đi làm chỉ để tự nuôi mỗi bản thân mình, trong điều kiện nước ta hiện nay.
Làm thế nào để công nhân và gia đình họ có mức lương sống được? Phải sống được thì mới làm việc được.
(Còn tiếp)
![]() Ngày 31/3, khoảng 1.600 công nhân Công ty TNHH KD Sports Việt Nam (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã ngừng việc tập thể, đề nghị ... |
![]() Công nhân làm việc cho Dự án nhà ở Cao Ngạn (TP Thái Nguyên) bị nợ lương cho biết, áp lực trang trải cuộc sống ... |
![]() Sau 5 ngày ngừng việc tập thể đòi quyền lợi, chiều 25/3, hàng nghìn công nhân Công ty TNHH Triumph International Việt Nam (sau đây ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
