![]() |
Dãy nhà trọ dành cho công nhân tại Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. |
“Chắt chiu từng đồng nuôi con”
Vào một ngày cuối tháng 4, chúng tôi ghé căn nhà trọ dành cho công nhân tại KCN Phú Bài (Thừa Thiên Huế), anh Đặng Hồng Sơn (41 tuổi, quê ở Đồng Nai), đang loay hoay vét số gạo ít ỏi còn lại chuẩn bị nấu bữa trưa. Chị Trương Thị Kỳ Duyên (34 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) đang làm công nhân tại Công ty TNHH Takson Huế, vợ anh Sơn vừa trở về nhà sau đêm tăng ca.
Anh Sơn tâm sự, vợ chồng anh làm công nhân ở đây đã hơn 2 năm nay. Trước đây, vợ chồng anh là công nhân của một công ty tại thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Khi dịch Covid-19 bùng phát ở các tỉnh thành miền Nam, vợ chồng anh bị mất việc và quyết định trở về Huế, hy vọng cuộc sống ở đây sẽ ổn định hơn.
“Để về Huế, tôi phải gửi lại 2 đứa con lớn cho ông bà nội ở Đồng Nai, vợ chồng tôi ôm đứa con út ra Huế, nhờ ông bà ngoại trông hộ. Rồi tôi nhờ người xin việc làm, hai vợ chồng được nhận làm công nhân tại Công ty TNHH Takson Huế. 3 tháng đầu thử việc, lương mỗi người chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, tuy ít ỏi nhưng dù sao vẫn có đồng vào đồng ra”, anh Sơn kể lại.
Sau 3 tháng thử việc, mức lương cơ bản của anh Sơn là 4,2 triệu đồng/tháng, chị Duyên 3,9 triệu đồng/tháng. Thêm các khoản phụ cấp, tổng thu nhập của cả hai vợ chồng hơn 11 triệu đồng/ tháng.
Chị Duyên tính toán các khoản chi tiêu, làm sao cho hợp lý để lo cho 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với số tiền đó, mỗi tháng chị chi 7,5 triệu đồng gửi cho ông bà lo các chi phí sinh hoạt và học phí cho các con. Còn lại, chị đóng 1 triệu cho phòng trọ, điện nước. Số tiền 2,5 triệu đồng còn lại chỉ đủ cho hai vợ chồng chị ăn uống, trang trải tằn tiện.
“So với các công nhân khác trong công ty, mức lương của vợ chồng tôi thấp nhất, vì mới chỉ làm 2 năm. Chúng tôi phải chắt chiu từng đồng để còn lo cho mấy đứa nhỏ”, chị Duyên chia sẻ.
![]() |
Bữa cơm đạm bạc của vợ chồng anh Sơn, chị Duyên trong “bão giá”. |
Bữa cơm trong “bão giá”
Chưa được bao lâu, do công việc cường độ lao động khá lớn, hơn 2 tháng nay, anh Sơn phải nghỉ việc vì sức khỏe không đáp ứng được. Những ngày này, anh chạy xe khắp các nẻo đường để tìm việc mới, với hy vọng sẽ kiếm được một công việc nào đó, có mức thu nhập ổn định hơn.
“Tôi đi tìm việc nhưng chưa biết sẽ làm gì, vì mình không bằng cấp, đang tính xin làm phụ hồ cho tiền công cao, nhưng vẫn chưa tìm được”, anh Sơn nói.
Trời cũng đã trưa, như mọi ngày, chị Duyên ra đầu hẻm để đi chợ. Chị mua một ít dưa cà, khổ qua và 5 con tôm rồi trả cho bà chủ 27.000 đồng. “Bữa ăn trưa thế này là đủ rồi”, chị Duyên cười.
Hai tháng nay, gia đình anh chị mất hơn một nửa thu nhập từ anh Sơn. Gạo trong nhà cũng đã gần hết. Chị Duyên thật thà kể, trong người chỉ còn vỏn vẹn 200.000 đồng, số tiền này anh chị dành tiêu đến đầu tháng tới, là lúc có lương.
Khi chúng tôi hỏi thêm chị có nghe thông tin lương tối thiểu dự kiến tăng 6%, tức thêm 180.000 - 260.000 đồng so với hiện nay, tùy khu vực; chị Duyên trả lời: "Việc này tôi không hay biết gì vì chỉ đi làm rồi về nhà thôi, có nghe ai nói gì đâu. Nếu mà được tăng lương thêm như vậy thì quá tốt, cuối tháng cũng sẽ có tiền để đi chợ thêm vài ngày".
Dưới bàn tay khéo léo của chị Duyên, một lát, bữa cơm trưa của hai vợ chồng đã chín, có món dưa cà cùng canh khổ qua nấu với tôm. Trong căn phòng trọ đã cũ, đôi vợ chồng vừa ăn cơm, vừa trải lòng về đời sống cơ cực của mình.
“Tôi chỉ mong các con đều mạnh khỏe, chăm ngoan. Anh Sơn sẽ sớm có một công việc mới ổn định, đủ sống trong bối cảnh "bão giá" đang leo thang như hiện nay”, chị Duyên nói.
![]() |
Tài sản giá trị lớn nhất của vợ chồng anh Sơn, chị Duyên là chiếc xe máy. |
Mang câu chuyện này kể cho Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Takson Huế Vũ Thị Nguyệt, chị Nguyệt cho hay, CĐCS đã nắm được hoàn cảnh anh Sơn, chị Duyên. Công đoàn đang đề xuất với lãnh đạo Công ty bố trí cho anh Sơn, chồng chị Duyên có một công việc phù hợp với sức khỏe. Trong Tháng Công nhân năm 2022, Công đoàn sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, trong đó sẽ tổ chức trao quà cho chị Duyên và một số đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khác.
![]() Cánh tay trái bị tật, thõng xuống, không được linh hoạt như mọi người, chị Nguyễn Thị Nguyệt (công nhân Công ty TNHH OneChang Vina, ... |
![]() Theo ghi nhận của các cấp công đoàn, sau 5 năm triển khai thực hiện, trước các vấn đề mới phát sinh, Luật ATVSLĐ đã ... |
![]() Mệt nhoài sau giờ làm việc, hàng trăm công nhân thuê nhà tại tòa CT1A (Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Tin tức khác

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Sắc màu công sở

Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo
