![]() |
Cảnh sát cứu nạn - cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ sập một công trình xây dựng ở TP Hồ Chí Minh - Ảnh: CAND |
Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. HCM Lê Minh Tấn, Sở đã tiếp nhận và tổng hợp báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2021 của 4.269 doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sử dụng lao động có trụ sở chính trên địa bàn TP. HCM. Trong đó, có 51 doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp, 3.756 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, 462 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, trên địa bàn TP. HCM đã xảy ra 544 vụ tai nạn lao động, giảm 462 vụ so với năm 2020, giảm 45,92%, trong đó có 542 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các cơ sở, doanh nghiệp có trụ sở hoạt động trên địa bàn TP, 2 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại các tỉnh khác nhưng tổ chức hoạt động xây dựng trên địa bàn TP. Cụ thể, có 549 người lao động chết, bị thương, giảm 481 người so với năm 2020, giảm 46,69%, trong đó tại các cơ sở, doanh nghiệp có trụ sở hoạt động trên địa bàn TP có 547 người chết, bị thương.
Qua số liệu thống kê, tình hình tai nạn lao động năm 2021 xảy ra chủ yếu tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: may trang phục (95 vụ, chiếm tỷ lệ 17,52%); gia công, sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại (77 vụ, chiếm tỷ lệ 14,2%); sản xuất giày, dép (76 vụ, chiếm tỉ lệ 14,02%); thuộc, sơ chế da, sản xuất va li, túi xách, yên đệm, sơ chế và nhuộm da lông thú (53 vụ, chiếm tỷ lệ 9,77%).
Lĩnh vực thi công xây dựng là lĩnh vực có số vụ tai nạn nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất: có 16 vụ trên tổng số 52 vụ tai nạn lao động có chết người.
Sở LĐ-TB&XH ghi nhận tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng trong lĩnh vực thi công xây dựng vẫn chiếm tỉ lệ cao, cụ thể có 16 vụ trên tổng số 52 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong năm 2021 (chiếm tỷ lệ 30,77%).
Đại diện Sở LĐ-TB&XH TP. HCM cũng cho biết, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn lao động do vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn chiếm tỷ lệ 40,03%; nguyên nhân khách quan khó tránh, chiếm tỷ lệ 38%; không có thiết bị an toàn, thiết bị không đảm bảo an toàn, chiếm tỷ lệ 3,32%; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, chiếm tỷ lệ 3,13%.
Thống kê cho thấy tổng số thiệt hại do tai nạn lao động gây ra là hơn 12,8 tỷ đồng (không tính thống kê thiệt hại tài sản). Trong đó, chi phí y tế hơn 2,1 tỷ đồng, chi phí trả lương trong thời gian điều trị hơn 2,8 tỷ đồng, chi phí bồi thường trợ cấp hơn 7,9 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động gây ra là 10.017 ngày.
![]() Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 ... |
![]() Sau 2 ngày ngừng việc, công nhân Công ty TNHH May áo cưới thời trang chuyên nghiệp (KCN Khánh Phú, Ninh Bình) đã trở lại ... |
![]() Sáng 18/2, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ XXV (Khóa XII), xem xét, cho ý kiến nhiều nội ... |
Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động
