Đại hội Công đoàn Xây dựng Việt Nam: đổi mới để phát triển |
Chuyển đến Khu thiết chế Công đoàn Hà Nam từ năm 2021, vợ chồng chị Bùi Thị Thu Hà (sinh năm 1993, công nhân Công ty TNHH YKK Việt Nam – chi nhánh Hà Nam) rất phấn khởi.
Quê chị Hà ở huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). Trước khi chuyển về đây làm công nhân, chị Hà ở trọ tại Hà Nội, chồng chị đi làm việc tại Nhật Bản.
Từ năm 2018, hai vợ chồng quyết định chuyển xuống Khu công nghiệp Đồng Văn II tìm việc.
![]() |
Dãy nhà ở của công nhân tại Khu thiết chế Công đoàn Hà Nam. Ảnh: THC |
"Thu nhập hằng tháng của hai vợ chồng chỉ hơn 10 triệu đồng nên khó có thể mua nhà vì giá đất ở Hà Nam cũng rất “ối giồi ôi” - chị Hà chia sẻ.
Có hai con nhỏ trong độ tuổi mầm non, chị rất vui khi được thuê nhà ở đây. Trong căn hộ số 202 nhà N19 rộng 20m2, vợ chồng chị và hai con đã có cuộc sống ấm cúng và đầy ắp tiếng cười.
Dù không còn được bố mẹ giúp đưa đón con, cả hai vợ chồng phải tự xoay sở nhưng anh chị vẫn rất hạnh phúc. Tự sắp xếp cuộc sống, công việc, miễn là được ở gần con thì khó khăn nào cũng vượt qua. Mỗi ngày trở về nhà, dù căn phòng bừa bộn vì con nhỏ nhưng tiếng bi bô của trẻ khiến niềm hạnh phúc luôn tràn đầy.
![]() |
Chị Bùi Thị Hà và niềm vui bên các con sau giờ làm việc. Ảnh: THC |
“So với nhà trọ cũ, ở đây an ninh đảm bảo, không sợ mất cắp xe máy, đồ dùng sinh hoạt. Các con được vui chơi sạch sẽ và có nhiều bạn bè đồng trang lứa. Em rất vui vì các bạn em cũng đều ở tầng trên, tầng dưới, thường xuyên giao lưu, trò chuyện với nhau. Chúng em ước sao được mua căn hộ này để an cư lạc nghiệp” - chị Hà thổ lộ.
Để được thuê nhà ở Khu thiết chế Công đoàn Hà Nam, vợ chồng chị phải là công nhân trong các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn.
Anh Nguyễn Đình Hồng - nhân viên Thường trực Ban Quản lý Khu thiết chế Công đoàn chia sẻ, từ khi đi vào vận hành đến nay, mọi nếp sống cư dân trong tòa nhà đều đảm bảo.
![]() |
Chồng chị Bùi Thị Hà phụ giúp vợ con sau giờ làm việc. Ảnh: THC |
Khu thiết chế Công đoàn hiện có khoảng 80% hộ gia đình là công nhân thuê. Cư dân được hưởng giá điện nước theo chính sách hộ gia đình mà Nhà nước quy định nên rẻ hơn so với nhà trọ.
Ban Quản lý cũng ban hành quy định chặt chẽ về đảm bảo giữ gìn cảnh quan, vệ sinh chung, để các cháu nhỏ có hành lang sạch sẽ vui chơi khi đi học về. Khu thiết chế Công đoàn còn có thêm cửa hàng bách hóa hoạt động từ tháng 5/2022, phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho các cư dân, đảm bảo quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
![]() Đại hội Công đoàn tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đề ra phương châm “mới hơn, sâu hơn, thực chất ... |
![]() Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh thực hiện ... |
![]() Đại hội Công đoàn tỉnh Hà Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng tổ ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
