![]() |
Trẻ em là con công nhân vui chơi tại Trường Mầm non Hoa Đào, trường dành riêng cho con công nhân làm việc trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM |
Ngày 8/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó có chính sách đối với trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/11/2020.
Cụ thể, Điều 8 quy định chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp nêu rõ: Đối tượng hưởng chính sách là trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định. Trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học. |
Có thể nói, đây là một chính sách nhân văn, hỗ trợ kịp thời cho con công nhân, người lao động, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, nhiều anh chị em công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp như khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc doanh nghiệp không nằm trong các khu này thì đặt câu hỏi “con em của họ có được hưởng không?”.
![]() |
Nhiều công nhân cho rằng, nếu chỉ hỗ trợ cho trẻ em là con công nhân làm việc trong các khu công nghiệp thì sẽ là thiệt thòi cho nhiều trẻ em có ba mẹ làm việc ở các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp. |
Ông Lưu Kim Hồng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao quận 9, TP.HCM) cũng bày tỏ lo lắng khi trong quy định không có từ ngữ cụ thể nào nói về khu công nghệ cao, do đó việc triển khai sẽ có những vướng mắc. Ông Nguyễn Phước Đại - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Juki Việt Nam (Khu chế xuất Tân Thuận, TP.HCM) cho rằng: “Nếu luật quy định cụ thể chỉ có trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp được thụ hưởng chính sách này thì chúng tôi e ngại rằng, con em của công nhân làm việc ở các doanh nghiệp trong khu chế xuất như Juki sẽ không được thụ hưởng”.
Tại TP.HCM, ngoài các khu công nghiệp như Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Tạo… còn có các khu chế xuất như Tân Thuận, Linh Trung I, Linh Trung II, Khu công nghệ cao. Ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng ban Chính sách Pháp luật TP.HCM cho rằng, theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế thì khu chế xuất, khu công nghệ cao về bản chất vẫn là khu công nghiệp. Cụ thể, khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sâu, khu công nghệ cao là khu công nghiệp công nghệ cao. Như vậy, nếu theo Nghị định 105 thì con công nhân, người lao động làm việc tại các khu này vẫn có thể được thụ hưởng chính sách này.
![]() |
Sẽ không công bằng nếu trẻ em là con của công nhân, người lao động làm việc ở doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp không được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP. |
Trao đổi về các quy định của Nghị định 105, luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) cho rằng, về nguyên tắc, chỉ những đối tượng được quy định trong văn bản pháp luật mới được thụ hưởng. Như vậy, Nghị định 105 nêu rất rõ “trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp” thì chỉ có đối tượng đó được thụ hưởng chính sách này. Như vậy, trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc ở doanh nghiệp thuộc khu kinh tế, doanh nghiệp nằm ngoài khu sẽ không được thụ hưởng.
Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM) cho rằng, cùng là con công nhân, người lao động nhưng nếu có sự phân biệt trong và ngoài khu công nghiệp như vậy sẽ thiệt thòi cho nhiều trẻ em khác.
Tại TP.HCM, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam là doanh nghiệp có đông lao động nhất với hơn 60.000 người, đa phần là lao động nữ và không nằm trong khu công nghiệp nào. Công ty TNHH PouYuen Việt Nam nằm đối diện Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân). Đặt tình huống, cùng là con công nhân nhưng trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Tạo được thụ hưởng chính sách, được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng, còn trẻ em là con công nhân, người lao động ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam thì không sẽ thấy sự bất cập!
![]() |
Hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho con công nhân là rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. |
Bà Nguyễn Thị Liên - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú cho rằng, có rất nhiều doanh nghiệp không nằm trong khu công nghiệp và những người lao động ở các doanh nghiệp đó cũng có con, họ cũng gặp những khó khăn nhất định khi nuôi con. Cho nên, nếu con của người lao động, công nhân làm việc ở các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp không nhận được hỗ trợ thì đó là một sự thiệt thòi lớn!
Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho rằng, chính sách phát triển giáo dục mầm non là một chính sách chung. Trong bối cảnh đời sống công nhân còn nhiều khó khăn như hiện nay, việc hỗ trợ cho con em công nhân là rất cần thiết. Thế nhưng, việc hỗ trợ chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định là con công nhân, người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là chưa phù hợp với thực tiễn, chưa công bằng cho trẻ em là con công nhân làm việc ở các doanh nghiệp nằm ngoài khu.
![]() |
Nhiều ý kiến cho rằng, cùng là con công nhân, người lao động nhưng nếu có sự phân biệt trong và ngoài khu công nghiệp như vậy sẽ thiệt thòi cho nhiều trẻ em khác. |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 12/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 28,6 triệu, hơn 918 nghìn người ... |
![]() Trong khi hàng trăm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc bị tác động của dịch Covid- 19 buộc phải đóng cửa hoặc cho công ... |
![]() Một số người đăng tin có nhà trọ cho thuê và tuyển dụng để "đùa chơi", khiến nhiều người điêu đứng. Người công nhân ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
