Vòng tay công đoàn

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM

TRẦN LƯU
Tác giả: TRẦN LƯU
Trong phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV chiều 24/6, Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM đã được thông qua với 481 đại biểu biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 97,37%.
Cần cơ chế đặc thù để vận hành hiệu quả Nhà văn hóa lao động Quy định nhà ở cho công nhân chưa hợp lý, Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần cơ chế đặc thù. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị cơ chế đặc thù "gỡ" ùn tắc đăng kiểm Chờ sự đột phá từ Nghị quyết mới cho TP Hồ Chí Minh Tin tưởng vào sự quyết tâm, đổi mới của Công đoàn KKT Đông Nam

Hàng loạt “điểm sáng” dành cho TP mang tên Bác

Theo đó, Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM gồm 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2023.

Nghị quyết vừa được thông qua đưa ra các chính sách mới lần đầu được quy định về đầu tư, tài chính ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy ở TP.HCM.

Về đầu tư, TP.HCM được thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). Trong đó sử dụng ngân sách địa phương triển khai dự án đầu tư công độc lập để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, quy hoạch vùng đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt, nút giao thông dọc tuyến đường vành đai 3.

UBND TP được quyết định điều chỉnh mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, xã hội với các dự án này. Quốc hội cho phép TP.HCM đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với dự án lĩnh vực thể thao, văn hóa; y tế, giáo dục đào tạo. Thành phố được áp dụng loại hợp đồng BOT với dự án nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu.

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.

Trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư của dự án và phương án tài chính sơ bộ của dự án PPP không bảo đảm khả năng hoàn vốn, HĐND thành phố xem xét, quyết định việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

Địa phương này cũng được áp dụng hợp đồng BT, với tổng mức đầu tư dự án theo loại hợp đồng này được xác định như dự án đầu tư công. Chính phủ quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT. Các chi phí này được tính vào tổng mức đầu tư dự án.

Về tài chính, ngân sách nhà nước, HĐND TP quyết định và điều chỉnh mức, tỉ lệ thu phí, lệ phí chưa có trong danh mục của Luật Phí, lệ phí (trừ phí, lệ phí tòa án, các loại phí thuộc nguồn thu ngân sách trung ương). Ngân sách thành phố được hưởng 100% số tăng thu từ các khoản thu do điều chỉnh phí, lệ phí.

TP HCM được thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.

TP cũng được vay qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, và nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho vay lại, với tổng dư nợ tối đa 120% số thu ngân sách TP. HCM được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo Luật Ngân sách nhà nước.

Hàng năm, TP được bổ sung tối đa 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán được Thủ tướng giao.

Nghị quyết cũng đưa ra chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp với khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM
Cơ chế đặc thù được kỳ vọng sẽ giúp TP. HCM phát triển đột phá. Ảnh: Tr.L.

Liên quan tới tổ chức bộ máy, TP được quy định tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND huyện và Phó Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có số dân từ 50.000 dân trở lên để đảm bảo nguồn lực lãnh đạo quản lý để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. HĐND TP quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn…

Chủ động, tạo sự phát triển đột phá

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM đã bày tỏ niềm phấn khởi khi Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua. Điều này sẽ giúp TP tháo gỡ các khó khăn, chủ động hơn trong giải quyết thủ tục hành chính là cơ hội để TP tạo sự phát triển đột phá, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của cả nước. Các cơ chế, chính sách được thí điểm thành công là cơ sở để xem xét thể chế hóa, áp dụng chung cho cả nước hoặc các đô thị lớn khác.

Thời gian tới, TP,HCM sẽ thành lập Ban chỉ đạo và các tổ công tác triển khai Nghị quyết một cách phù hợp. Ngoài các tổ chức và chức danh được nêu rõ trong Nghị quyết như Sở An toàn Thực phẩm, Ban Đô thị HĐND TP Thủ Đức, số lượng phó chủ tịch HĐND, UBND, đại biểu HĐND TP Thủ Đức…, TP.HCM sẽ nghiên cứu thành lập các đơn vị sự nghiệp hướng đến tự chủ kinh phí.

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù cho TP.HCM

Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM. Ảnh: P.V.

“Điển hình như chúng tôi sẽ tiến tới thành lập Viện Công nghệ Tiên tiến TP.HCM, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo, Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM, Ban quản lý các công trình giao thông trọng điểm, Trung tâm An sinh TP.HCM… để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”, đồng chí Phan Văn Mãi chia sẻ.

Thời gian tới, TP.HCM sẽ nỗ lực triển khai tốt Nghị quyết. Sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai Nghị quyết trên từng lĩnh vực ở từng địa phương. TP sẽ sơ kết 3 năm việc thực hiện Nghị quyết, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2026; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2028.

Trước đó, tại các cuộc họp có liên quan đến việc chuẩn bị hành động khi Nghị quyết mới được thông qua, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: “Phải hành động một cách nhanh nhất có thể để triển khai, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Ngay lúc này, hành động của TP là tranh thủ mọi thời gian để khi quyết sách có hiệu lực thì triển khai ngay”.

Cụ thể, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14, thành phố sẽ phối hợp bộ, ngành Trung ương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành những cơ chế, chính sách mà Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ quy định theo hướng Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ trong quý 3/2023.

Với những cơ chế, chính sách mà Quốc hội cho phép TP.HCM áp dụng, UBND thành phố sẽ báo cáo Ban cán sự Đảng UBND thành phố trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện ngay trong tháng 7/2023…

TP.HCM muốn kéo dài cơ chế đặc thù, thí điểm chính sách vượt  trội TP.HCM muốn kéo dài cơ chế đặc thù, thí điểm chính sách vượt trội

Vừa kiến nghị được tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 54/2017/QH14, TP.HCM vừa mong được thực hiện thí điểm ...

TP. HCM kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục cơ chế đặc thù đến năm 2023 TP. HCM kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục cơ chế đặc thù đến năm 2023

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 54, đến nay TP. HCM chưa ...

Cơ chế đặc thù và kỳ vọng đột phá Cơ chế đặc thù và kỳ vọng đột phá

Ngày 24/6 sắp tới Quốc hội nước ta sẽ tiến hành bấm nút việc có thông qua hay không một số cơ chế đặc thù ...

Tin mới hơn

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong hành trình dựng xây và phát triển đất nước, mỗi giai đoạn lịch sử đều xác lập vai trò trung tâm của một lực lượng xã hội. Nếu giai cấp nông dân từng là lực lượng đông đảo làm nên các cuộc kháng chiến cứu quốc, thì giai cấp công nhân – với trí tuệ, kỷ luật, tổ chức và sức sáng tạo – đang trở thành chủ thể trung tâm trong công cuộc chấn hưng đất nước và kiến tạo tương lai.
Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Giữa những con đường thênh thang, sạch đẹp ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), ít ai biết rằng, đằng sau vẻ bình yên, ngăn nắp ấy là sự cống hiến lặng thầm nhưng đầy trí tuệ và tâm huyết của chị Nguyễn Thị Phương Tuyến (SN 1985) – Tổ phó Tổ vệ sinh môi trường, Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Châu Đức.
20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

Anh Đào Công Đà, Trưởng Bộ phận Bảo trì tại Xí nghiệp Sản xuất nước sạch (thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu), là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy trong công việc. Với 20 năm gắn bó trong ngành cấp nước, anh luôn thể hiện tinh thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”, luôn tiên phong trong việc sửa chữa hệ thống bơm cũ, lắp đặt thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo nguồn nước sạch ổn định cho người dân...

Tin tức khác

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Anh Nguyễn Đình Tứ (37 tuổi) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày mình sẽ trở thành đảng viên. Hành trình từ một công nhân bình thường đến khi đứng trong hàng ngũ của Đảng là cả một quá trình đầy nỗ lực, thử thách, nhưng cũng nhiều ý nghĩa đối với anh.
Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.

Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng

Chị Lê Thị Bích Hạnh, đảng viên trẻ sinh năm 1994, sống và làm việc tại TP. Huế, là một tấm gương sáng trong lao động, sản xuất, hoạt động Công đoàn. Đặc biệt chị có nhiều sáng kiến được ứng dụng làm lợi cho doanh nghiệp, người lao động, là tấm gương luôn truyền cảm hứng cho đồng nghiệp.

Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng

Mồ hôi lấm tấm trên trán sau một ngày dài vận hành hệ thống điện trên giàn khoan Đại Hùng 01, anh Hảo nhanh chóng thu dọn đồ nghề trước khi về cabin nghỉ ngơi. Trong khi đầu óc vẫn còn miên man với những sơ đồ kỹ thuật điện phức tạp, trái tim anh rộn ràng nghĩ về tổ ấm nhỏ. Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của ca làm việc kéo dài 21 ngày lênh đênh giữa biển khơi, chỉ ngày mai thôi anh sẽ lên trực thăng trở về đất liền, về với gia đình yêu thương đang ngóng đợi.

Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng

Xuất thân từ một gia đình khó khăn, hơn ai hết, chị Duyên thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với những vất vả của công nhân lao động. Chính vì vậy, mỗi ngày, dù nắng hay mưa, chị vẫn lặng lẽ đi sớm về muộn, tận tâm cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở lo chu toàn từng chính sách, phúc lợi cho công nhân.
Từ tia lửa hàn đến khát vọng cống hiến

Từ tia lửa hàn đến khát vọng cống hiến

Những tia lửa hàn, tiếng máy móc rộn rã và đôi tay thoăn thoắt của những người thợ là nhịp điệu quen thuộc mỗi ngày tại khu vực sản xuất của Công ty CP Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (Ninh Bình). Giữa không gian ấy, anh Bùi Văn Thịnh, người công nhân kỹ thuật ngày ngày miệt mài làm việc, có nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất.
Xem thêm