"Chiếc áo mới" cho chặng đường mới
Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM vừa có cuộc họp nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, năm tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 6/2023. Trong đó, đã đề ra kế hoạch nhằm triển khai ngay khi Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54. Vậy, TP. HCM đang chờ đợi gì từ Nghị quyết mới?
![]() |
Một góc đô thị TP.HCM. Ảnh: PV |
Trước hết, Nghị quyết số 54 về cơ chế thí điểm cho TP.HCM có hiệu lực từ 1/2018 đến hết năm 2022 và được kéo dài đến 31/12/2023.
Theo đó, TP.HCM được trao một số quyền với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực quản lý gồm: Đất đai; đầu tư; tài chính - ngân sách nhà nước; cơ chế uỷ quyền và thu nhập của cán bộ, công chức. Những chính sách đặc thù này được kỳ vọng tăng cường nguồn lực và tạo ra động lực phát triển mới cho TP.HCM.
Để triển khai Nghị quyết, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách thực hiện, như việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức tối đa là 1,8 lần mức lương theo ngạch, bậc, tạo động lực, cải thiện đời sống, khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó lâu dài.
Cùng với tạo động lực cho cán bộ, cơ chế ủy quyền từ thành phố cho cấp huyện được cho đã giúp rút ngắn thời gian của một số loại thủ tục hành chính như quá trình duyệt kế hoạch và thực hiện quỹ lương hàng năm của doanh nghiệp nhà nước giảm từ 22 còn 10 ngày sau khi ủy quyền cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội...
HĐND TP.HCM được trao quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 héc ta trở lên, giúp rút gọn quy trình, tiết kiệm thời gian thay vì phải mất khoảng 6 tháng để chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ như trước. Kết quả, từ năm 2018 đến năm 2020, HĐND thành phố đã thông qua 32 dự án với tổng diện tích 1.850 héc ta…
![]() |
Đến nay, TP.HCM triển khai cơ chế đặc thù còn chậm so với kế hoạch. Ảnh: TL |
Tuy nhiên, thực tế TP.HCM triển khai cơ chế đặc thù chậm so với kế hoạch. Trong gần 5 năm thực hiện, năm đầu tiên thành phố dành thời gian xây dựng kế hoạch, công tác chuẩn bị. Sau đó, TP.HCM lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong hai năm (2020 - 2021), nên không có nhiều thời gian để phát huy toàn diện các cơ chế, chính sách của Nghị quyết này.
Từ những bất cập trên, TP.HCM đã có đề xuất về một Nghị quyết mới để thay thế Nghị quyết số 54.
Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều. Trong đó, 7 điều (từ Điều 4 – Điều 10) quy định 44 cơ chế, chính sách khá toàn diện trên 7 lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là: (i) quản lý đầu tư; (ii) tài chính ngân sách; (iii) quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; (iv) thu hút nhà đầu tư chiến lược; (v) quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; (vi) tổ chức bộ máy của TP.HCM; (vii) tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức.
Trong đó, nhóm 4 là nhóm các cơ chế chính sách mới, chưa được quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14, chưa có trong Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác và chưa có trong các dự thảo Luật sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới nhưng rất cần thiết để tạo điều kiện thành phố phát triển đột phá trong thời gian tới.
Cụ thể, như: Nhóm 1 là các cơ chế, chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 54, gồm các cơ chế, chính sách kế thừa toàn bộ và các cơ chế, chính sách sửa đổi, bổ sung như HĐND thành phố quyết định dự toán ngân sách thành phố; quyết định phí, lệ phí mới; tăng mức dư nợ vay…
Nhóm 2: là các cơ chế, chính sách tương tự đã được quy định tại các Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác như HĐND thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 héc ta phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND thành phố thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị…
![]() |
TP.HCM đang kỳ vọng vào một Nghị quyết mới để bứt phá. Ảnh: Tr.L. |
Nhóm 3: là các cơ chế, chính sách có trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong thời gian sắp tới như UBND thành phố được ban hành và áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất trong một số trường hợp; thành phố thực hiện thủ tục về giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất hình thành sau khi thực hiện lấn biển, tạo quỹ đất mới, không gian phát triển mới cho thành phố…
Phải hành động ngay
Chủ tịch UBND TP.HCM - Phan Văn Mãi cho biết, điểm khác biệt cơ bản của dự thảo Nghị quyết mới so với Nghị quyết số 54 trước đây là mục tiêu. Thay vì tập trung cho các cơ chế, chính sách tạo nguồn thu, thì Nghị quyết mới tập trung nhiều hơn cho các cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư xã hội, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục dự án, thí điểm các hình thức đầu tư mới. Với 4 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù này, thành phố sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc về thể chế và chắc chắn tạo được động lực lớn để phát triển.
Cũng theo đồng chí Phan Văn Mãi, với Nghị quyết mới, TP.HCM đề nghị được phân cấp, phân quyền mạnh hơn để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng. Cùng với đó là đề xuất các cơ chế, tổ chức hoạt động cho TP Thủ Đức nhằm tháo gỡ những khó khăn, giúp thành phố này phát huy đúng vai trò, vị trí.
Quan trọng nhất, nếu TP.HCM được thí điểm những cơ chế đột phá sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu mà Nghị quyết số 31 Bộ Chính trị đã đặt ra.
Tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng vừa qua, Bí thư Thành ủy TP.HCM - Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: “Phải hành động một cách nhanh nhất có thể để triển khai, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Ngay lúc này, hành động của thành phố là tranh thủ mọi thời gian để khi quyết sách có hiệu lực thì triển khai ngay”.
Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54, còn nhiều việc thành phố chưa làm được, vẫn còn tồn tại, hạn chế nhưng không thể vì chưa làm được mà không giao việc nữa. Thay vào đó, cần chấp nhận để đầu tư giao cơ chế, giao việc cho thành phố cũng là vì sự phát triển của cả nước.
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14, thành phố sẽ phối hợp bộ, ngành Trung ương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành những cơ chế, chính sách mà Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ quy định theo hướng Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ trong quý 3/2023.
Với những cơ chế, chính sách mà Quốc hội cho phép TP.HCM áp dụng, UBND thành phố sẽ báo cáo Ban cán sự Đảng UBND thành phố trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện ngay trong tháng 7/2023…
![]() Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM sẽ xử lý những cây xăng có dấu hiệu nghỉ không lý do, bán nhỏ giọt theo ... |
![]() Năm 2022, Hậu Giang đã kêu gọi đầu tư 87 dự án với quy mô đầu tư dự kiến 30.265 ha, với tổng mức đầu ... |
![]() Tổ chức tín dụng (TCTD) và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở TP.HCM được yêu cầu giảm nhanh lãi suất cho vay doanh nghiệp. |
Tin mới hơn

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm
Tin tức khác

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in
Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng
Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng
Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng
