Công đoàn

Phiên chợ Tết của những người “công nhân đặc biệt”

Song Ngân
Tác giả: Song Ngân
Những “công nhân” là người khuyết tật cũng háo hức đi phiên chợ Tết. Nhưng họ không mua hàng giảm giá, mà là bán những sản phẩm bền đẹp nhất do họ làm ra.      
phien cho tet cua nhung nguoi cong nhan dac biet
13 người lao động của Công ty vui vẻ đi Hội chợ cùng Giám đốc

Đó là những “công nhân” khuyết tật của Doanh nghiệp xã hội Thương Thương Handmade (có trụ sở tại Hà Nội). Doanh nghệp xã hội Thương Thương handmade

Dịp Tết Nguyên đán năm 2020, họ đã tham gia không ít phiên chợ lớn như Hội chợ chuyên giành cho “dân buôn” Hà Thành tại Chợ phiên mùa Tết tại Triển lãm Hoa Lư - Vân Hồ (Hà Nội); Phiên chợ Tết từ thiện “Xuân Yêu thương” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam…

Họ đã mang đến các phiên chợ những sản phẩm thủ công như hộp đựng bút, tranh, hộp trang sức, thiệp… làm bằng loại giấy Nhật Bản “bảo hành” hàng trăm năm bền màu, không mốc.

phien cho tet cua nhung nguoi cong nhan dac biet
Thầy trò huấn luyện viên Park Hang Seo được tạo hình từ đôi tay của người công nhân khuyết tật

Để làm được một tấm thiệp “cô gái tung tăng” - Đỗ Thị Trang tự đặt tên cho tấm thiệp mình như thế, phải mất cả ngày trời. Trang sinh ra ở tỉnh Nam Định, có gương mặt xinh xắn, dáng người nhỏ nhắn. Nhưng Trang phải chạy thận đã mấy năm. Thương cha mẹ cặm cụi chắt bóp, làm lụng để có tiền giúp mình duy trì cuộc sống, Trang đã xin vào làm việc tại Công ty cổ phần thương mại và sản xuất hàng thủ công Thương Thương Handmade. Ở đây, Trang được miễn phí nơi ở, tiền sinh hoạt điện nước và chỉ phải đóng góp 10.000 đồng tiền ăn/ngày. Ngoài thời gian làm việc, Trang lại đi chạy thận.

Trang chia sẻ: Đối với em, cuộc sống luôn tràn ngập tiếng cười. Vì được làm việc với Giám đốc và những người thợ cùng là khuyết tật nên đầy ắp sự sẻ chia. Em được làm sản phẩm đẹp, để khách hàng làm quà tặng trao nhau.

phien cho tet cua nhung nguoi cong nhan dac biet
Sản phẩm của Doanh nghiệp xã hội Thương Thương Handmade

Dịp giáp Tết, “đồng nghiệp” của Trang lại tự tin mang những sản phẩm của mình đi tham gia những Hội chợ, phiên chợ lớn. Người mua, khách mua là những người hiểu về giá trị của sản phẩm, yêu mến cái đẹp và cái tỉ mẩn của vật dụng “thủ công”.

Chị Nguyễn Thị Thu Thương - Giám đốc Công ty, người bị bệnh xương thủy tinh nhiều năm nay luôn coi trọng xây dựng “văn hóa doanh nghiệp”. Dù Công ty của chị có quy mô nhỏ với 13 lao động chính thức và vài chục cộng tác viên cũng là người khuyết tật. Nhưng chị luôn chia sẻ với các em về giá trị của việc tạo ra thương hiệu bằng những sản phẩm chất lượng, có nét đặc sắc riêng và giữ uy tín với khách hàng.

Chị kể, có lần, hai vị khách hàng nước ngoài đến xưởng của Công ty tại phố Lương Định Của (Hà Nội) mua 4 bức tranh, trả thừa 20.000 đồng. Nhưng chị quyết tâm trả lại khiến những vị khách nước ngoài rất vui và trân trọng. “Đối với các em, mình luôn xây dựng cho các em một ý thức bán hàng như vậy” – chị Thương chia sẻ.

Công ty của chị cũng vừa tham gia “phiên chợ đặc biệt” đó là “Phiên chợ Tết 0 đồng”. Đây là một phiên chợ kỳ diệu mà người bán chính là những người tài trợ. Tại gian hàng của Thương Thương Handmade, nhà tài trợ nhiệt tình mời khách mua hàng như chính sản phẩm của họ.

phien cho tet cua nhung nguoi cong nhan dac biet
Thiệp chúc mừng năm mới

Còn tại Chợ mùa Tết được tổ chức tại Triển lãm Hoa Lư – Vân Hồ (Hà Nội), qua ba ngày bán hàng, gian hàng của Công ty đã thu được hơn 2 triệu đồng. Từng đồng tiền được các em vuốt phẳng phiu, phân thành từng loại và thống kê vào sổ chi tiết. Đối với họ, 2 triệu đồng quý như cả gia tài.

Những người lao động của Doanh nghiệp xã hội Thương Thương Hand made đều có chung một suy nghĩ phải mưu sinh, tự nuôi sống bản thân và mong ước mãnh liệt có tiền giúp đỡ cha mẹ, gia đình. Bản thân chị Nguyễn Thị Thu Thương còn mong muốn cái nghề của của mình giúp được nhiều hơn những người giống như chị vượt qua số phận. Chỉ có lao động, làm được sản phẩm tốt, bán được nhiều thì cuộc sống mới đỡ vất vả hơn.

Ngày tết là ngày đoàn viên của những người về đoàn tụ với người thân về ăn tết. Công ty của chị cũng vậy. Nhưng phải thu xếp để các em về sớm hơn. Vì người thì kém thị lực, người thì khuyết tật vận động… không thể chen chúc trên những chuyến xe chật ních người trong cả hành trình dài. Có người không thể về quê được vì họ phải chữa bệnh và trong những ngày tết vì chạy thận. Nhưng họ vẫn luôn nghĩ mùa Xuân ở rất gần, và họ sẽ được ngày một ấm no hơn.

phien cho tet cua nhung nguoi cong nhan dac biet Cháy nhà ra... những tấm gương sáng

Xả thân cứu người, không kịp nghĩ tới an toàn của bản thân là những gì có thể hình dung về hành động thật đẹp ...

phien cho tet cua nhung nguoi cong nhan dac biet Công nhân trước áp lực tăng ca cận Tết Nguyên đán 2020

Những ngày cuối năm, tiến độ sản xuất tại nhiều nhà xưởng, khu chế xuất bước vào giai đoạn cao điểm. Công nhân trở thành ...

phien cho tet cua nhung nguoi cong nhan dac biet Công nhân xa quê lo lắng, áp lực khi Tết đến gần

Thế là Tết đã chạm ngõ từng nhà, người người vui Xuân đến. Nhưng, niềm vui ấy dường như chưa gõ cửa một số công ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm